Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi sau khi khai thác kiệt

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 67 - 71)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.2.5.3. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi sau khi khai thác kiệt

Với thời gian phục hồi khoảng 7 – 8 năm, nên trạng thái nghiên cứu đã có xu hướng thành rừng non rất rõ nét. Cấu trúc hình thái của kiểu thảm tương đối phức tạp, về cơ bản vẫn thành 2 tầng chính: tầng cây gỗ, cây TSTN, cây bụi và thảm tươi.

Trong tầng cây gỗ, có sự phân chia thành 3 cấp chiều cao:

+ Cấp chiều cao 3,0 – 6,5m: Bao gồm những loài có tinh vượt trội về chiều cao trong kiểu thảm, thường là cây tiên phong, ưa sáng và cây chịu bóng, có giá trị kinh tế, có thời gian sống lâu như: Sau sau, Ba soi, Trám chim, Nhội, Dẻ gai, Dung lá thon, hải đường… Tuy nhiên, mật độ các loài này không cao 333 cây/ha; HTB: 4,42 m; DTB: 5,5 cm.

+ Cấp chiều cao 2,0 – 3,0m: Chủ yếu là cây tái sinh đang phát triển mạnh, nhiều cây lớn: Muối, Na rừng, Me rừng, Re xanh, Vót vàng nhạt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Găng gai, Thị, Bồ cu vẽ, Ba soi, Sòi tía, Bời lời vòng, Cứt ngựa, Mua bà… Cấp chiều cao này có mật độ cây nhiều nhất 1100 cây/ha, HTB: 2,57m; DTB: 3,1 cm.

+ Cấp chiều cao 0,5 – 2m bao gồm: Cây bụi và cây tái sinh còn nhỏ. Cây bụi ở đây có chiều cao khoảng 0,8 đến 1,8m như: Lấu, Lấu bà, Tháu kèn hoa đực, Tháu kèn lông, Trè rừng, số lượng không nhiều mọc rải rác. Mật độ cây tái sinh thấp 633 cây/ha, HTB: 1,7 m; DTB: 2,0 cm.

Cây gỗ của 3 cấp chiều cao mọc tương đối tập chung nên độ tàn che 0,2 < k < 0,3.

Thảm tươi với thành phần nghèo nàn, phân bố thành cụm, thường ở những chỗ chưa có sự khép tán của tầng cây gỗ, có nhiều ánh sáng. Phần lớn là các loài: Tứ thu hồng, Mía dò, Cỏ mần trầu, Cỏ chỉ, Cỏ tranh, Dương xỉ. Một vài loài dây leo như: Dây cậm cang, Bìm bìm hoa trắng, Bìm bìm hoa vàng… độ dày rậm của thảm cỏ Sol đến Sp.

4.2.5.4. Rừng non

Rừng hoàn toàn khép tán, khoảng 45 – 50% diện tích đất bị cây gỗ che phủ (k > 0,4). Rừng có sự phân chia thành tàng rõ rệt, 3 tầng chính: Tầng cây gỗ (chiều cao 3 – 9,5m), tầng cây gỗ thấp và cây tái sinh (0,5 – 3m) và thảm tươi.

Tầng cây gỗ trong khoảng 3 – 9,5m thành phần loài ở đây rất phức tạp, cây có kích thước trung bình và nhỏ như: Muối, Sơn rừng, Thị, Chòi mòi, Bộp lông, Bời lời vòng, Kháo hoa nhỏ, Trâm ba lá chụm, Lọ nghẹ, Kim sương…, xen lẫn là các loài cây gỗ có sức sinh trưởng mạnh như: Sau sau, Trám chim, Dâu da đất, Nhội, Rẻ gai, Sụ thon. Chiều cao trung bình HTB: 5,9 m; DTB: 6,5 cm; mật độ cây gỗ 600 cây/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Cá biệt trong kiểu thảm này chúng tôi còn gặp loài Thầu tấu có chiều cao tương đối lớn 9,5m.

Tầng cây bụi thấp và cây tái sinh (0,5 – 3m). Cây bụi thấp có thành phần nghèo nàn, vẫn chủ yếu các loài trong họ đơn nem (Mirsinaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), Họ trè (Theaceae). Những loài thường xuất hiện nhiều trong tầng cây bụi ở các kiểu thảm trên như: Tháu kén (Helicteres sp.), Sim (Rhodomirtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale) hoàn toàn không còn gặp trong rừng non. Điều này cũng chứng tỏ, khi rừng non đã có độ khép tán, những cây bụi thấp, ưa sáng sẽ không còn thích hợp để tồn tại, chúng sẽ bị đào thải nhươngc chỗ cho cây tái sinh phát triển. Mật độ cây tái sinh tương đối cao 1125 cây/ha HTB: 1,9 m; DTB: 2,1 cm.

Thảm tươi tạo ra độ che phủ thấp, chúng mọc rải rác trong điểm nghiên cứu với mật độ không nhiều. Đánh giá độ dày, rậm của thảm cỏ Sol.

Tóm lại: Cấu trúc thảm thực vật tại điểm nghiên cứu trên cũng

tương đối đơn giản, thường là 2 tâng chính: Tầng cây gỗ TSTN, cây bụi và thảm tươi, ngoài ra còn có thêm tầng ngoại phiến dây leo; trong tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên và cây bụi có sự phân hoá theo các cấp chiều cao khác nha, chủ yếu là tầng cây gỗ nhỡ và tầng cây bụi gỗ nhỏ và cây tái sinh. Quá trình phục hồi rừng ở đây diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế luân phiên thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái, những cá thể thich nghi sẽ được tồn tại, phát triển và những loài nào không thich hợp với điều kiện sống hiện tại sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Nghiên cứu tái sinh trong việc nghiên cứu phục hồi rừng là điều rất cần thiết . Vì, tái sinh là thước đo tiềm lực tài nguyên rừng, là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng. Để thấy hết tầm quan trọng của một số trạng thái TTV tham gia vào quá trình phục hồi rừng, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh của cây gỗ trong từng kiểu thảm để thấy được xu hướng phục hồi rừng đang diễn ra ở đây theo chiều hướng nào.

Thống kê trong các kiểu thảm này có 79 loài cây TSTN (chiếm 48,5% tổng số loài). Những loài có tần suất hay gặp trong các kiểu thảm là: Thấu tầu, Lành ngạnh, Hoắc quang, Sau sau, Trám chim, Ba soi, Bời lời, Lọ nghẹ, Vỏ dụt, Găng gai...

Bảng 4.4. Chỉ số đa dạng cây TSTN trong từng điểm nghiên cứu

Các kiểu thảm Mật độ (cây/ha) Số loài cây TSTN Chỉ số đa dạng của Shannon TTV thấp sau NR 5199 + 321 9 loài 2.197 TTV cao sau NR 3911 + 109 31 loài 3.433 TTV cao su KTK 3599 + 118 31 loài 3.433 Rừng non 3475 + 75 34 loài 3.526

Theo số liệu trên TTV thấp sau nương rẫy có chỉ số đa dạng loài thấp nhất trong 4 điểm nghiên cứu. Do thời gian phục hồi ngắn nên số loài cây gỗ TSTN ít, số lượng cá thể của loài lớn. Chứng tỏ chỉ số đa dạng phục thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống. Nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn , số cá thể trong mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao, khi điều kiện không thuận lợi hay ở môi trường có tính chất cực đoan thì số lượng loài trong quần xã ít, nhưng số lượng cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Mỗi một giai đoạn phục hồi lại có mức độ tái sinh khác nhau (về mật độ; phân bố khác nhau ở cấp chiều cao, theo mặt nằm ngang ; tỷ lệ tái sinh tốt, xấu, trung bình; nguồn gốc tái sinh...) để hiểu rõ hơn năng lực tái sinh, chúng tôi đi sâu phân tích từng nhân tố trên.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)