Một số nét cơ bản về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 - 2000 (Trang 28 - 31)

Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nớc cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an gia

2.1. Một số nét cơ bản về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An là một tỉnh nằm ở phía bắc Trung bộ Việt nam, có diện tích tự nhiên 16.487,3 km2, chiếm gần 6% diện tích của cả nớc, với đủ các vùng kinh tế: Thành phố, đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và vùng cao.

Hiện nay toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện miền núi và 5 huyện vùng cao, 466 xã, phờng, thị trấn, trong đó 252 xã miền núi, nhất là có 114 xã đặc biệt khó khăn đợc Nhà nớc đầu t theo chơng trình 135.

Về kinh tế, Nghệ An vốn là một tỉnh nghèo. Song, trong những năm gần đây đã có bớc phát triển mới, sản lợng lơng thực đạt khá, sản xuất công nghiệp ổn định và có mặt tăng trởng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đợc tăng cờng, đời sống nhân dân tiến bộ rõ. Tuy vậy, Nghệ An vẫn cha thoát ra khỏi đói nghèo, đời sống nhân dân vẫn còn thấp, đặc biệt là đồng bào các xã miền núi, vùng cao. Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là trình độ sản xuất cha cao. Phần lớn ngời lao động cha đợc đào tạo, nhìn chung trình độ nghề nghiệp của ngời lao động còn thấp.

Là một tỉnh có truyền thống hiếu học từ lâu đời, sau Cách mạng tháng Tám, nền giáo dục Nghệ An đợc xây dựng ngay trên truyền thống ấy. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nghệ An là vùng tự do. Vì vậy, so với nhiều tỉnh khác, giáo dục và đào tạo Nghệ An trong thời kỳ này có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Phát huy đợc thành quả trong kháng chiến chống Pháp, bớc vào giai đoạn xây dựng CNXH và chống Mỹ, giáo dục và đào tạo Nghệ An tiếp tục phát triểnvà đã xây dựng đợc nhiều điển hình có tiếng vang trên cả miền Bắc. Từ đó đến nay, giáo dục và đào tạo Nghệ An tiếp tục phát triển và đang đi dần vào thế ổn định.

Trong 5 năm qua, giáo dục và đào tạo Nghệ An đã phát triển với quy mô lớn nhất từ trớc tới nay và đã đạt đợc nhiều kết quả đáng kể. Cụ thể:

-Về giáo dục Mầm non:

Mạng lới trờng lớp đợc đa dạng hóa với các loại hình: Công lập, bán công, Dân lập và T thục, phân bổ tơng đối hợp lý theo điều kiện của từng vùng, miền. Xoá

đợc xã trắng về mẫu giáo trên địa bàn tỉnh. Phần lớn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đúng chơng trình, đúng đối tợng, chất lợng giáo dục đợc nâng lên.

-Về giáo dục tiểu học:

Chất lợng giáo dục toàn diện trong các trờng tiểu học tiến bộ rõ. Toàn tỉnh đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học tại thời điểm tháng 12/1998. Hiện nay đang thực hiện giai đoạn 2 ( giai đoạn phổ cạp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ) và toàn tỉnh đã có 127 phờng xã đạt tiêu chuẩn này ( phổ cập giáo dục ở độ tuổi 11 ).

- Về giáo dục Trung học phổ thông:

Mạng lới trờng lớp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông phát triển nhanh, đợc đa dạng hoá ở cấp THPT, phục vụ thoả mãn nhu cầu học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS và 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT; số lợng học sinh ở cả 2 cấp học này có sự tăng trởng đáng kể trong giai đoạn 1995-2000 " số học sinh năm học 2000-2001 ở cấp THCS tăng 61,5%, cấp THPT tăng 159,5% so với năm 1995-1996" [ ], chất lợng giáo dục toàn diện trong các nhà trờng có nhiều tiến bộ.

-Về giáo dục không chính quy:

Toàn tỉnh hiện nay có 2 trung tâm giáo dục thờng xuyên cấp tỉnh, 17 trung tâm giáo dục thờng xuyên cấp huyện làm nhiệm vụ giáo dục không chính quy và một trờng Trung học s phạm đảm nhiệm thêm chức năng này. Nhìn chung chất lợng đào tạo không chính quy ngày càng tiến bộ. Công tác xoá mù chữ đạt hiệu quả cao và Nghệ An đã đạt tiêu chuẩn chống mù chữ vào tháng 12/1998.

-Về dạy nghề:

Nghệ an có 2 trờng dạy nghề làm nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề ( dạy nghề dài hạn ) và 13 trung tâm dạy nghề làm nhiệm vụ đào tạo nghề ngắn hạn. Nhìn chung chất lợng đào tạo nghề của tỉnh ngày càng có tiến bộ, phần lớn học sinh sau khi học nghề dài hạn đều có việc làm và phát huy đợc tay nghề của mình trong thực tế lao động sản xuất.

-Về giáo dục Trung học chuyên nghiệp:

Sau nhiều lần sắp xếp lại, đến nay mạng lới trờng THCN đã tơng đối hợp lý và dần đi vào ổn định. Nghệ An có 5 trờng THCN làm nhiệm vụ đào tạo ngành, nghề phục vụ nhu cầu cán bộ của tỉnh. Những năm qua, phơng thức đào tạo đã từng

bớc đợc đa dạng hoá, chơng trình đợc điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội, chất lợng đào tạo ở một số nhóm ngành đã đợc thực tế cuộc sống chấp nhận.

- Về giáo dục Cao đẳng, đại học:

Nghệ An có một trờng Cao đẳng S phạm và một số cơ sở giáo dục có liên kết đào tạo trình độ đại học, với mạng lới của tỉnh nh hiện nay đã góp phần nâng nhanh trình độ cho đội ngũ cán bộ của tỉnh, huyện, xã phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đợc thì giáo dục và đào tạo Nghệ An vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trớc mắt cần phải khắc phục.

- Về mặt xây dựng đội ngũ giáo viên:

Mặc dù số lợng giáo viên trong thời gian qua đã tăng lên nhng vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu thực tế. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học luôn luôn xảy ra. Hiện nay Nghệ An còn thiếu khoảng 3000 giáo viên ở cấp Trung học cơ sở, nếu tính về tỷ lệ giáo viên đứng lớp chỉ đạt 1,4 GV/Lớp, thấp hơn nhiều so với định mức quy định (định mức quy định 1,85GV/lớp), nhng ở bậc tiểu học theo số liệu của sở giáo dục và đào tạo, số giáo viên hiện nay còn thừa khoảng 1300 ngời.

Trình độ giáo viên mặc dù đã đợc nâng lên hơn trớc nhng số giáo viên không đạt chuẩn đào tạo theo luật định khá đông, nhất là đối với các bậc học mầm non và tiểu học " Số giáo viên nhà trẻ không đạt chuẩn là 72,5%, mẫu giáo là 52,3% và tiểu học là 10,7%" [ ]

- Về cơ cấu giáo dục - đào tạo:

Cơ cấu giáo dục- đào tạo ở một số cấp học, ngành học cha hợp lý, đặc biệt là đối với dạy nghề, quy mô phát triển chậm, không đáp ứng đợc yêu cầu phát triển kinh tế của địa phơng. đến nay " tỷ lệ ngời lao động đợc đào tạo chỉ đạt khoảng 18,72% so với tổng số ngời lao động của tỉnh" [ ]. Số ngành, nghề đợc đào tạo cha nhiều, cha phong phú. Quy mô và ngành nghề đào tạo đại học tại chức phát triển cha hợp lý, cha có quy hoạch đào tạo trớc mắt và lâu dài sát với yêu cầu đào tạo cán bộ của tỉnh.

- Về chất lợng giáo dục: Chất lợng giáo dục giữa các vùng, miền còn có khoảng cách khá xa, chất lợng dạy nghề cha đáp ứng đợc yêu cầu lao động có trình độ kỹ thuật hiện nay.

Hiện nay, Nghệ an còn khoảng 1300 phòng học cần phải thay thế, "toàn tỉnh có 1178 trờng học có th viện nhng chỉ có 472 trờng có th viện đạt chuẩn quy định. Phần lớn th viện của các trờng học còn nghèo nàn, không có phòng đọc, không đủ sách phục vụ nhu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh. Thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu thốn, nhiều trờng chỉ dựa vào các đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm là chính.

- Về công tác xã hội hoá Giáo dục và đào tạo:

Việc huy động các lực lợng xã hội đầu t nguồn lực cho giáo dục còn nhiều vấn đề tồn tại. Các doanh nghiệp, những nơi trực tiếp sử dụng thành quả của giáo dục cha chú ý đầu t cho giáo dục. Tuy đã đợc quy hoạch nhng đất đai của nhiều tr- ờng vẫn chật chội, cha đủ để phục vụ cho học sinh hoạt động. Nguồn đóng góp của nhân dân không đều, chỉ có đợc ở thành phố, thị xã, thị trấn, đồng bằng, khu vực miền núi hầu nh có gì. Bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ trong các lực lợng xã hội còn nhận thức cha đúng, cha đầy đủ về công tác xã hội hoá giáo dục, còn có tình trạng khoán trắng công tác giáo dục cho nhà trờng.

Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế nêu trên trớc hết là do năng lực quản lý của ngành giáo dục - đào tạo Nghệ An cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới đặt ra cho ngành, việc thể chế những quan điểm, đờng lối lớn của Đảng và Nhà nớc trong phạm vi địa phơng cha đợc tiến hành thấu đáo, đầy đủ, một phần do thiếu đội ngũ giáo viên có chất lợng cũng nh sự đầu t cho công tác chuyên môn cha nhiều. Một nguyên nhân quan trọng nữa là cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An còn quá thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nguồn đầu t còn hạn hẹp của ngân sách Nhà nớc.

Đứng trớc những khó khăn chung của ngành, đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách Nhà nớc cần phải đợc hoàn thiện để có biện pháp tháo gỡ những vớng mắc, tồn tại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo Nghệ An ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 - 2000 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w