Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng )

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 45 - 48)

III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT

3.2.1.4.Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng )

Khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng trước tiên cần thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay từ thu nhập của khách hàng. Thế nhưng việc đánh giá thu nhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn. Do đó, cần thiết xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ như là một nguồn khác nữa đảm bảo cho khả năng nợ. Tuy nhiên, thực tế đối khi xảy ra nhiều rắc rối phức tạp liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Do vậy, ngoài thẩm định thu

nhập của khách hàng để trả nợ, nhân viên còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo nợ vay.

Mục tiêu của việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết. Khả năng thanh lý tài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu là tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường.

Nội dung thẩm định :

a/ Các trường hợp bảo đảm tiền vay

Nhất thiết phải thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị định của Chính phủ 85/2002/NĐ- CP ngày 25.10.2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29.12.1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư 07/2003/TT- NHNN ngày 19/05/2003 về hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành. Ngoài ra, các quy định riêng của nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (ví dụ, công văn số 364/CV- NHNT.QLTD ngày 31.03.2003 về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh...).

Như vậy có thể có những hình thức như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tín chấp...

b/ Xác định trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

Tổng trị giá thiết bị nhập khẩu phân ra 2 phần, phần vật chất (TSCĐ) và phi vật chất (TSCĐ vô hình), thực tế chúng ta đã gặp những dự án phi vật chất chiếm tới 45% tổng trị giá hợp đồng nhập thiết bị, vì phần phi vật chất sẽ không thu được tiền khi phát mại nên ngân hàng chỉ chấp thuận tính giá trị phần vật chất làm giá trị đảm bảo vốn vay.

- Phần vật chất: gồm tổng trị giá mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo hoặc mua thêm để dự phòng... giá trị tài sản vật chất tính theo giá nhập CIF.

- Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay, chi phí chuyên gia, chi phí tham quan khảo sát... không được tính là giá trị đảm bảo vay vốn vì khi phát mại phần phi vật chất không bán được.

Do vậy, giá trị tài sản thiết bị nhập khẩu bằng vốn vay ngân hàng sẽ nhỏ hơn số tiền vay vì không tính phần phí phi vật chất. Trường hợp trong tổng giá trị tài sản thiết bị nhập khẩu không có phí phi vật chất thì trị giá thiết bị nhập khẩu bằng đúng với số tiền xin vay.

Để đảm bảo nguyên tắc trị giá tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tuỳ theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp có thể phải cao hơn mức quy định chung, có thể yêu cầu 50%, để đảm bảo khi phát mại có thể thu hồi đủ vốn và lãi vay), người đi vay phải cam kết dùng toàn bộ trị giá công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ văn phòng, nhà xưởng, kho tàng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc, giá trị thuế đất của dự án... để thế chấp cho ngân hàng. Thực tế sẽ xảy ra trường hợp các công trình đầu tư mới (như nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc khác...) chưa hình thành, hoặc đang xây dựng dở dang do vậy việc xác định trị giá tài sản này phải dựa trên luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đã được cấp có đủ thẩm quyền duyệt. Trường hợp toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới vẫn không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn vay, người đi vay phải có tài sản khác kèm theo để thế chấp cho ngân hàng. Trong mọi trường hợp, tổng trị giá tài sản thế chấp phải lớn hơn hoặc bằng tổng tiền vay như quy định hiện hành.

Lưu ý: Những câu hỏi cần được đặt ra khi xem xét tài sản thế chấp, cầm cố,

bảo lãnh (tài sản):

•Phải có giá trị thực tế: Giá trị của tài sản được đưa ra là bao nhiêu?

Phải có khả năng bán được - nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng bán và như vậy thì số tiền bán được sẽ là bao nhiêu?

•Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không? •Tài sản đó được giữ, cất ở đâu?

•Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không? •Tài sản đó được giữ, cất ở đâu?

•Tài sản đưa ra làm bảo đảm có được chấp nhận không?

• Tài sản đó có dễ bị hư hỏng không ? và có nhanh xuống giá không?

3.2.1.5. Từ việc kinh doanh phụ khác, từ nguồn tài trợ, vốn khác, thuế lợi tức được để lại…

Thu từ sản xuất kinh doanh : doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quan vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tính toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất hay không? và sản xuất có lãi hay lỗ? Để đánh giá chính xác doanh nghiệp sản xuất lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không? cần lưu ý một số khoản chi phí mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng...

Thu từ nguồn khác (nếu có): Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 45 - 48)