Nguyên nhân của những thành quả đó:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 73)

IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự

4.2.Nguyên nhân của những thành quả đó:

4.2.1. Uy tín và lợi thế của toàn hệ thống NHNT

Thuộc một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời sớm nhất và đã hoạt động được gần 45 năm. Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này. Cũng trong năm này, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn. Thương hiệu Vietcombank không chỉ được khách hàng trong nước tin tưởng mà cả bạn bè quốc tế cũng biết đến. Kế thừa thương hiệu sẵn có là một lợi thế rất lớn cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng khi SGD tách ra hoạt động độc lập. Các khách hàng lớn, lâu năm sẽ tìm đến xin vay vốn với những dự án thường có tính khả thi cao, tuân thủ đầy đủ các quy định về chính sách pháp luật của nhà nước, vì vậy khả năng trả nợ của các dự án đó sẽ cao.

4.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng ngoại thương.

NHNT có khoảng 6.500 lao động trong toàn hệ thống vào năm 2006. Trong năm 2007, NHNT đã tăng thêm khoảng 1.300 cán bộ (24 %) để phục vụ cho yêu cầu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, tăng cường chất lượng dịch vụ.

Song song với việc gia tăng số lượng lao động, NHNT đảm bảo cho việc tăng cường chất lượng lao động. Hàng năm, NHNT đã tuyển dụng các cán bộ trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để đáp ứng yêu cầu hội

nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước. Do đó, NHNT đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Một sự kiện quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực là sự ra đời của Trung tâm đào tạo, được khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2006. Trung tâm đã tổ chức thành công các khóa học về các nội dung phổ biến kiến thức pháp luật mới, đào tạo nhân viên mới… và trong thời gian tới sẽ thường xuyên tiến hành các khóa đào tạo cho cán bộ của ngân hàng.

Một điểm đáng lưu ý nữa là đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay đang được trẻ hóa dần dần. Đây là hướng đi đúng đắn của ngân hàng vì sự kết hợp giữa những nhân viên dày dạn kinh nghiệm và những nhân viên trẻ tuổi, nhiệt tình, khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng đã tạo nên đội ngũ tín dụng tiến hành công tác thẩm định khá hiệu quả.

4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định

Việc thẩm định khả năng trả nợ được cải thiện một bước khi SGD đổi mới hệ thống cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Tất cả các cán bộ thẩm định đều được trang bị máy tính có kết nối Internet và có trang thiết bị khác như điện thoại, máy in, máy photocopy. Sử dụng các phần mềm tin học tiên tiến về văn phòng như Microsoft Word, Excel,…, microsoft Project trong quản lý dự án. Đặc biệt, là không gian của phòng đã được mở rộng thêm do sự chuyển đổi địa điểm công tác từ tòa nhà 198 Trần Quang Khải sang 31 – 33 Ngô Quyền. Hoạt động của sở được độc lập hơn do đã tách biệt với không gian hoạt động của Hội Sở Chính.

Thông tin do khách hàng cung cấp, các báo, tạp chí chuyên ngành, internet, trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác làm ăn với khách hàng…

4.2.4. Chất lượng tín dụng tại SGD không ngừng được nâng cao

Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi.

Năm 2006 cho vay được 11 dự án, tổng giá trị cam kết đạt 1,359 tỷ quy đồng, một con số không nhỏ. Có được thành tích này một phần do sự hỗ trợ của HSC đối với 02 dự án nhà máy thuỷ điện và sự quan tâm phát triển sản phẩm này của Ban Giám đốc SGD. Tuy nhiên, nợ quá hạn năm 2006 xấp xỉ 1.160,00 ngàn USD, vẫn còn cao so với năm 2007 ( 0 USD ).

Tính đến cuối tháng 11/2007, Phòng đang quản lý 31 khoản vay trung dài hạn với tổng trị giá cam kết quy VND là hơn 2.000 tỷ quy VND, với tổng dư nợ đạt hơn 700 tỷ quy VND.

Số liệu 11 tháng đầu năm 2007:

- Doanh số cho vay:

957,09 ngàn USD 352,08 ngàn EUR, và 26.357,44 triệu VND

- Doanh số thu nợ:

190,00 ngàn USD, 3.000 ngàn JPY và 1.282,00 triệu VND

- Tổng dư nợ:

20.943,94 ngàn USD, 1.977.71 ngàn EUR, 121.532,99 ngàn JPY và 320.616,39 triệu VND

- Nợ quá hạn:

0,00 triệu VND

Nguồn : phòng ĐTDA - SGD

- Doanh số cho vay:

957,09 ngàn USD 352,08 ngàn EUR, và 26.357,44 triệu VND

- Doanh số thu nợ:

190,00 ngàn USD, 3.000 ngàn JPY và 1.282,00 triệu VND

- Tổng dư nợ:

20.943,94 ngàn USD, 1.977.71 ngàn EUR, 121.532,99 ngàn JPY và 320.616,39 triệu VND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nợ quá hạn:

0,00 triệu VND

4.2.5. Thực hiện tốt công tác báo cáo tổng hợp và lưu trữ dữ liệu

Phòng ĐTDA đã chủ động phối hợp tốt với phòng quản lý nợ để nhập dữ liệu vào hệ thống cũng như lưu trữ hồ sơ vay an toàn ( những hồ sơ đã được thẩm định và phê duyệt khoản vay ). Hồ sơ được lưu trữ dưới hai hình thức là lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ vào hệ thống máy tính. Do vậy rất dễ đối chiếu cũng như kiểm tra khách hàng khi cần thiết một cách kịp thời, nhanh chóng.

Hơn nữa, phòng ĐTDA trong 2 năm qua đã làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, báo cáo thống kê tình hình hoạt động của phòng trình lên Ban Giám đốc. Đưa ra được một số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn của phòng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án.

4.3. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và công tác thẩm định nói chung. công tác thẩm định nói chung.

4.3.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ :

Điều ngân hàng quan tâm là lợi nhuận từ đồng vốn bỏ ra. Chính vì thế mà công tác thẩm định không chú ý đến khía cạnh kinh tế xã hội của dự án.

Việc thẩm định dự án đều dựa trên Báo cáo thẩm định dự án trung dài hạn cho tất cả các dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nên nhiều khi số liệu để thẩm định dự án chỉ mang tính chất ước lượng, chung chung mà không đi sâu vào phân tích cụ thể ngành nghề. Vì vậy, kết quả thẩm định không phản ánh chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.

Đánh giá năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp : nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đánh giá nguồn nhân lực, ngân hàng chủ yếu đánh giá bằng cách liệt kê các bằng cấp. Vì thế đôi khi việc đánh giá này mang tính hình thức, không đánh giá được thực chất năng lực của khách hàng.

Về đánh giá năng lực tài chính, phi tài chính và xếp hạng tín dụng : Đánh giá năng lực tài chính dựa vào báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các kế hoạch, dự toán tài chính, tình hình thực tế so với kế hoạch thời gian qua…trên giấy tờ, sổ sách. Đôi khi vẫn chưa đủ độ tin cậy. Số liệu trong quá khứ chưa hẳn là cơ sở tin cậy cho dự báo tương lai. Do vậy, phải theo sát những thay đổi của doanh nghiệp để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.

Cán bộ tín dụng đi sâu xem xét từng khía cạnh một của doanh nghiệp. Vì thế kết quả của việc xếp hạng tín dụng khá là chính xác. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng nên định kỳ xem xét lại kết quả này, bởi vì tình hình hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian.

Đánh giá uy tín, lịch sử tín dụng của khách hàng : Đây là một nhược điểm của ngân hàng nếu khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, lịch sử hoạt động chưa có gì đáng kể. Việc đánh giá lúc này phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của cán bộ nghiệp vụ, vì vậy đôi khi việc đánh giá này thiếu chính xác, Ngân hàng bỏ lỡ

khách hàng tiềm năng hoặc chấp nhận cho khách hàng có khả năng trả nợ kém vay vốn.

Việc thẩm định khả năng trả nợ của dự án : Qua ví dụ trên, nói chung việc thẩm định khả năng trả nợ là khá chi tiết, tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây :

1, Các chỉ tiêu dùng để thẩm định khả năng trả nợ còn thiếu chỉ tiêu tỷ số khả năng trả nợ của dự án ( Việc tính toán chi tiết trong bảng phụ lục )

Trong đó :

Nguồn nợ hàng năm của dự án Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = ---

Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi ) Nguồn trả nợ hàng năm bao gồm : lợi nhuận ( sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm.

Tỷ số này được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dựa án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn. Thông thường tỷ số này > 1 thì dự án có khả năng trả nợ.

2, Thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư được tính trong dự án là thời gian thu hồi vốn giản đơn có nghĩa là chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền.

Vì tiền có giá trị về mặt thời gian, các khoản thu hồi của dự án ( lợi nhuận thuần và khấu hao ) lại xuất hiện ở những năm khác nhau nên thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư chưa phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án. Để khắc phục hạn chế này, người ta phải xác định chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn vay thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền. Để tính thời gian thu hồi vốn này, có hai phương pháp chung : cộng dồn và trừ dần.

Phương pháp cộng dồn : Thời gian thu hồi vốn theo phương pháp cộng dồn được tính như sau :

n

∑ ( W + D )iPV >= Iv0

i=1

T là năm thu hồi vốn

Phương pháp trừ dần : Thời gian thu hồi vốn tính theo phương pháp trừ dần như sau :

Nếu Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i. (W + D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.

∆i = Ivi – ( W – D)i là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm I, phai chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có : Ivi+1=∆i(1+r) hay Ivi = ∆i-1(1+r) Khi ∆i 0 thì i T.

Dựa trên phương án cơ sở của dự án, nếu tính lại thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền thì thời gian thu hồi vốn vay và vốn đầu tư có sự thay đổ. Cụ thể thời gian thu hồi vốn vay sẽ là 8 năm 9 tháng thay vì 6 năm 2 tháng, thời gian thu hồi vốn đầu tư là 14 năm 5 tháng thay vì 8 năm 2 tháng. Dự án vẫn có hiệu quả kinh tế nhưng thời gian hoàn vốn lâu. ( tính toán trong bảng phụ lục ).

3, Theo hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án, còn một phương pháp tính thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư là phương pháp tĩnh.

Tổng số vốn vay cho vào dự án

Thời gian thu hồi vốn vay = --- KHCB năm + phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác Số vốn vay

= --- ( W + D )iPV

Tổng số vốn đầu tư vào dự án

Thời gian thu hồi vốn đầu tư = --- KHCB năm + Phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác

Iv0 = --- ( W + D )iPV

Thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm. ( chi tiết trong bảng phụ lục )

4, Việc đánh giá khả năng trả nợ của dự án còn được dựa trên việc tính toán điểm hòa vốn trả nợ của dự án. Tuy nhiên, trong dự án này, cán bộ thẩm định cũng chưa xét đến điểm hòa vốn này.

Tổng định phí - KHCB + Nợ phải trả + Thuế lợi tức Doanh thu tại

điểm hoà vốn trả nợ = --- 1- Tổng biến phí/ Tổng doanh thu

Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi nhưng cũng không lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất đạt trên điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Nhìn chung, các dự án đầu tư có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.

Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ là tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập ( chi tiết tại phụ lục ).

Năm hoạt động thứ 1, dự án bị lỗ nên được miễn thuế thu nhập. Doanh thu hòa vốn tại năm thứ 1 (năm 2008) là 6498.98 triệu đồng > doanh thu dự án đạt được năm thứ 1. Điều này phản ánh được rằng năm thứ 1 dự án hoạt động chưa có hiệu quả, tuy nhiên được miễn thuế thu nhập nên chỉ phải trả nợ vốn vay bằng nguồn khấu hao cơ bản năm đó là 3453 triệu đồng. Nợ gốc năm 1 phải trả là 3400 triệu đồng. Vậy chênh lệch dòng tiền trong năm đó là 53 triệu đồng. Vậy năm thứ 1 này

doanh nghiệp vẫn có thể trả được nợ gốc từ phương án sản xuất kinh doanh của dự án mà không cần huy động thêm nguồn nào khác.

4.3.2. Cơ chế chính sách còn chồng chéo:

Còn có những quy định không rõ ràng, nhiều quy định còn vô lý, nhất là trong chính sách đất đai, thế chấp, cầm cố... gây nhiều cản trở trong công tác tín dụng, đặc

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 73)