Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 96 - 98)

IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự

2.2.3.1.Kiến nghị đối với nhà nước

Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.

Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.

Cần hỗ trợ thông tin hơn nữa về thị trường : nhà nước cần tích cực xây dựng và có biện pháp khuyến khích việc phát triển thể chế nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường. Nhà nước có thể đưa ra các ưu thế để phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản…Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Đây là một lĩnh vực khá mới cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin.

Mô hình trung tâm thông tin tín dụng (TTTD)/(CIC) tại Việt Nam hiện còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được thành lập từ năm 1999. Trung tâm này là một tổ chức hành chính sự nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin do Trung tâm cung cấp vẫn chưa đảm bảo tính cập nhật và chính xác cao.

Để trung tâm này hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Từ đó, các ngân hàng có thể khai thác thông tin từ hệ thống này, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.

Đẩy nhanh việc thành lập trung tâm tín dụng tư nhân. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng mà khả năng và nguồn lực của CIC không thể đáp ứng hết. Hơn nữa, nước ta chưa có TTTD tư nhân. Do hạn chế này mà phạm vi thu thập thông tin tín dụng còn rất hạn hẹp. Việc nhà nước hỗ trợ thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân là rất cần thiết. Trong gần bốn năm qua, NHNN đã quan tâm tới vấn đề này và tham vấn sự hỗ trợ kỹ thuật từ công ty tài chính quốc tế IFC. Những nỗ lực này cần được đẩy nhanh hơn nữa để TTTD tư nhân có thể sớm ra đời và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

Triển khai đề án hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đa số các doanh nghiệp thuộc đối tượng này không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Mặt khác sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi đầu nên còn chưa ổn định và vững chắc. Đặc biệt là việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương đặc biệt là ở Hà Nội triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến việc bảo lãnh vay của ngân hàng.

Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt

buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án.

Có chính sách bảo vệ người cho vay ( ngân hàng ) vì theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn trả được nợ, ngân hàng có quyền bán các tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó mà không phải thông qua một cơ quan tài phán nào, ngoại trừ trường hợp tín dụng có tranh chấp.

Chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần kịp thời, đồng bộ rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và chồng chéo; tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Điều này giúp cho cán bộ thẩm định có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những văn bản pháp quy của nhà nước để thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 96 - 98)