Nội dung thẩm định khả năng trả nợ:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 77 - 81)

IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự

4.3.1.Nội dung thẩm định khả năng trả nợ:

Điều ngân hàng quan tâm là lợi nhuận từ đồng vốn bỏ ra. Chính vì thế mà công tác thẩm định không chú ý đến khía cạnh kinh tế xã hội của dự án.

Việc thẩm định dự án đều dựa trên Báo cáo thẩm định dự án trung dài hạn cho tất cả các dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nên nhiều khi số liệu để thẩm định dự án chỉ mang tính chất ước lượng, chung chung mà không đi sâu vào phân tích cụ thể ngành nghề. Vì vậy, kết quả thẩm định không phản ánh chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.

Đánh giá năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp : nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đánh giá nguồn nhân lực, ngân hàng chủ yếu đánh giá bằng cách liệt kê các bằng cấp. Vì thế đôi khi việc đánh giá này mang tính hình thức, không đánh giá được thực chất năng lực của khách hàng.

Về đánh giá năng lực tài chính, phi tài chính và xếp hạng tín dụng : Đánh giá năng lực tài chính dựa vào báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các kế hoạch, dự toán tài chính, tình hình thực tế so với kế hoạch thời gian qua…trên giấy tờ, sổ sách. Đôi khi vẫn chưa đủ độ tin cậy. Số liệu trong quá khứ chưa hẳn là cơ sở tin cậy cho dự báo tương lai. Do vậy, phải theo sát những thay đổi của doanh nghiệp để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.

Cán bộ tín dụng đi sâu xem xét từng khía cạnh một của doanh nghiệp. Vì thế kết quả của việc xếp hạng tín dụng khá là chính xác. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng nên định kỳ xem xét lại kết quả này, bởi vì tình hình hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian.

Đánh giá uy tín, lịch sử tín dụng của khách hàng : Đây là một nhược điểm của ngân hàng nếu khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, lịch sử hoạt động chưa có gì đáng kể. Việc đánh giá lúc này phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của cán bộ nghiệp vụ, vì vậy đôi khi việc đánh giá này thiếu chính xác, Ngân hàng bỏ lỡ

khách hàng tiềm năng hoặc chấp nhận cho khách hàng có khả năng trả nợ kém vay vốn.

Việc thẩm định khả năng trả nợ của dự án : Qua ví dụ trên, nói chung việc thẩm định khả năng trả nợ là khá chi tiết, tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây :

1, Các chỉ tiêu dùng để thẩm định khả năng trả nợ còn thiếu chỉ tiêu tỷ số khả năng trả nợ của dự án ( Việc tính toán chi tiết trong bảng phụ lục )

Trong đó :

Nguồn nợ hàng năm của dự án Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = ---

Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi ) Nguồn trả nợ hàng năm bao gồm : lợi nhuận ( sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm.

Tỷ số này được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dựa án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn. Thông thường tỷ số này > 1 thì dự án có khả năng trả nợ.

2, Thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư được tính trong dự án là thời gian thu hồi vốn giản đơn có nghĩa là chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền.

Vì tiền có giá trị về mặt thời gian, các khoản thu hồi của dự án ( lợi nhuận thuần và khấu hao ) lại xuất hiện ở những năm khác nhau nên thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư chưa phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án. Để khắc phục hạn chế này, người ta phải xác định chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn vay thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền. Để tính thời gian thu hồi vốn này, có hai phương pháp chung : cộng dồn và trừ dần.

Phương pháp cộng dồn : Thời gian thu hồi vốn theo phương pháp cộng dồn được tính như sau :

n

∑ ( W + D )iPV >= Iv0

i=1

T là năm thu hồi vốn

Phương pháp trừ dần : Thời gian thu hồi vốn tính theo phương pháp trừ dần như sau :

Nếu Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i. (W + D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.

∆i = Ivi – ( W – D)i là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm I, phai chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp.

Ta có : Ivi+1=∆i(1+r) hay Ivi = ∆i-1(1+r) Khi ∆i 0 thì i T.

Dựa trên phương án cơ sở của dự án, nếu tính lại thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền thì thời gian thu hồi vốn vay và vốn đầu tư có sự thay đổ. Cụ thể thời gian thu hồi vốn vay sẽ là 8 năm 9 tháng thay vì 6 năm 2 tháng, thời gian thu hồi vốn đầu tư là 14 năm 5 tháng thay vì 8 năm 2 tháng. Dự án vẫn có hiệu quả kinh tế nhưng thời gian hoàn vốn lâu. ( tính toán trong bảng phụ lục ).

3, Theo hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án, còn một phương pháp tính thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư là phương pháp tĩnh.

Tổng số vốn vay cho vào dự án

Thời gian thu hồi vốn vay = --- KHCB năm + phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác Số vốn vay

= --- ( W + D )iPV

Tổng số vốn đầu tư vào dự án

Thời gian thu hồi vốn đầu tư = --- KHCB năm + Phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Iv0 = --- ( W + D )iPV

Thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm. ( chi tiết trong bảng phụ lục )

4, Việc đánh giá khả năng trả nợ của dự án còn được dựa trên việc tính toán điểm hòa vốn trả nợ của dự án. Tuy nhiên, trong dự án này, cán bộ thẩm định cũng chưa xét đến điểm hòa vốn này.

Tổng định phí - KHCB + Nợ phải trả + Thuế lợi tức Doanh thu tại

điểm hoà vốn trả nợ = --- 1- Tổng biến phí/ Tổng doanh thu

Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi nhưng cũng không lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất đạt trên điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Nhìn chung, các dự án đầu tư có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.

Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ là tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập ( chi tiết tại phụ lục ).

Năm hoạt động thứ 1, dự án bị lỗ nên được miễn thuế thu nhập. Doanh thu hòa vốn tại năm thứ 1 (năm 2008) là 6498.98 triệu đồng > doanh thu dự án đạt được năm thứ 1. Điều này phản ánh được rằng năm thứ 1 dự án hoạt động chưa có hiệu quả, tuy nhiên được miễn thuế thu nhập nên chỉ phải trả nợ vốn vay bằng nguồn khấu hao cơ bản năm đó là 3453 triệu đồng. Nợ gốc năm 1 phải trả là 3400 triệu đồng. Vậy chênh lệch dòng tiền trong năm đó là 53 triệu đồng. Vậy năm thứ 1 này

doanh nghiệp vẫn có thể trả được nợ gốc từ phương án sản xuất kinh doanh của dự án mà không cần huy động thêm nguồn nào khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 77 - 81)