toán tài chính
Hoàn thiện hệ thống chứng từ tại công ty
Để đảm bảo tính pháp lý của các chứng từ, doanh nghiệp cần hoàn thiện những khiếm khuyết như: hoàn thiện đầy đủ chữ ký của các bên liên quan cho các chứng từ : chữ ký kế toán trưởng, giám đốc,.…. Đơn vị nên đẩy mạnh công tác kiểm tra chứng từ giữa các phòng ban, các nhân viên để khỏi mất công hoàn thiện vào cuối kỳ, tiết kiệm được thời gian và công sức, thành lập các hình phạt nếu vi phạm.
Việc luân chuyển chứng từ trong khâu bán hàng cần được chấp hành đầy đủ các bước theo quy định của chu trình luân chuyển chứng từ.
Về tài khoản sử dụng
Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với những hàng hoá có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp đối với chúng. Cuối niên độ
LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
kế toán vào ngày 31/12, tính ra mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập theo công thức sau
Mức dự Lượng hàng tồn 9 Giá Giá )
Phòng giảm = = cuối niên độ * * gốc - - Hàng hoá trên
Giá HTK kế toán hàng hoá thị
trường(31/12) Khi bắt đầu lập dự phòng, hạch toán vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632:
Có TK 159: mức dự phòng cần lập
Sang kỳ sau, tính ra mức dự phòng cần lập so với mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập còn lại ở năm trước:
• Nếu mức dự phòng năm trước lập thiếu thì bổ sung thêm Nợ TK 632:
Có TK 159: mức dự phòng bổ sung
• Nếu mức dự phòng năm trước đã lập nhưng không xảy ra thì hoàn nhập Nợ TK 159: mức dự phòng hoàn nhập
Có TK 632:
Về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành làm ngay để hạn chế rủi ro về nợ xấu. Cuối niên độ, kế toán phải tính ra số dư nợ khó đòi để lập dự phòng. Các khoản nợ này phải có căn cứ rõ ràng như: tên, địa chỉ, số nợ còn lại, các bằng chứng do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh khả năng thanh toán thấp. Cuối mỗi năm tài chính, kế toán theo dõi các khoản phải thu khó đòi để tính ra tỷ lệ trích lập và tính ra mức dự phòng cần trích cho niên độ tiếp theo.
Số dự phòng phải thu khó đòi = ∑ (khoản phải thu * tỷ lệ trích lập)
Trong đó, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi được tính như sau:
• Từ 3 tháng - dưới 1 năm: tỷ lệ là 10% • Từ 1 năm – 3 năm : tỷ lệ là 20% • Trên 3 năm : tỷ lệ là 30%
Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
• Khi bắt đầu trích lập dự phòng Nợ TK 642:
Có TK 139 (chi tiết theo từng đối tượng) : mức dự phòng cần lập
• Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán so sánh số dự phòng của năm trước còn lại với mức cần lập dự phòng cho niên độ tới:
Nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn so với số cần lập thì bổ sung thêm số thiếu:
Nợ TK 642:
Có TK 139: số bổ sung
Nếu số dự phòng còn lại lớn hơn so với số cần lập thì hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139: số hoàn nhập Nợ TK 642:
• Khi thu hồi hay xoá sổ các khoản đã trích lập dự phòng, hạch toán như sau
Nợ TK 111, 112…: số tiền thu hồi Nợ TK 139: trừ vào dự phòng
Nợ TK 642: số thiệt hại còn lại sau khi xoá sổ Có TK 131: số nợ bị xoá
Đồng thời ghi Nợ TK 004 (chi tiết từng đối tượng): số đã xoá sổ
• Nếu sau khi lập dự phòng mà thu hồi được toàn bộ số nợ phải thu thì hoàn nhập dự phòng
LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Nợ TK 642:
Đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng hàng hoá
Doanh nghiệp cần chú ý tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá khi mua vào vì đã xuất hiện tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng.Công ty cần thắt chặt hơn khâu này bằng cách thành lập ra một đội kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho. Công ty mới chỉ có ban kiểm soát chất lượng hàng hoá trong kho trực thuộc phòng thị trường. Ban này có thể đươc giao trách nhiệm kiểm tra chất lượng khi nhập kho. Khi phát hiện ra hàng hoá kém chất lượng cần nhanh chóng quy trách nhiệm cho những người có liên quan về kiểm định chất lượng hàng và liên hệ với nhà cung cấp để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp như trả hàng….
Về việc Thu hồi công nợ
Công ty có thể áp dụng các chính sách sau:
• Khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên kiểm tra lại tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Nếu thấy khả năng thanh toán của khách hàng không cao hoặc dây dưa nợ, công ty có thể từ chối ký kết các hợp đồng có giá trị lớn, nhưng vẫn có thể bán hàng với khối lượng nhỏ cho các khách hàng này. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhỏ nhưng rủi ro lại thấp – phù hợp với một công ty mới phát triển như ARTEK.
• Trong ký kết hợp đồng cần nêu rõ thời hạn và phương thức thanh toán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), các điều khoản yêu cầu về chịu trách nhiệm thanh toán và giao hàng giữa các bên phải rõ ràng và hợp pháp. Đặc biệt, phải có các điều khoản phạt về vi phạm thời hạn thanh toán, có yêu cầu thế chấp đối với những hợp đồng có giá trị lớn
như: các chương trình khuyến mại linh hoạt và mềm dẻo, sử dụng chiết khấu thanh toán một cách hiệu quả. Tỷ lệ chiết khấu hợp lý do công ty đưa ra sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng với lãi suất vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng trả tiền sớm tránh tồn đọng vốn của công ty. Nó hiệu quả hơn nếu công ty không thực hiện chính sách này nhưng phải vay vốn với lãi suất cao để mở rộng kinh doanh.
• Doanh nghiệp nên thêm cột tỷ lệ chiết khấu thanh toán với từng khách hàng trong sổ chi tiết doanh thu và cuối tháng có một bảng liệt kê số tiền chiết khấu thanh toán chi tiết cho từng đối tượng khách hàng