Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO (Trang 56 - 61)

III. Kết quả thanh lý

2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO

công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO

Trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở trên, mặc dù khả năng nhìn nhận còn hạn chế, hiểu biết thực tế chưa nhiều song em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về công tác hạch toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO

Đề xuất 1:Về công tác quản lý TSCĐ

Hiện nay khối lượng công việc của phòng kế toán tài chính trong việc quản lý TSCĐ là tương đối nhiều. Chính vì vậy công ty nên thành lập thêm ban

vật tư thiết bị. Ban vật tư thiết bị sẽ quản lý về mặt hiện vật còn ban kế toán sẽ quản lý về mặt giá trị của TSCĐ.

Ban vật tư thiết bị sẽ trực tiếp lập sổ sách ghi chép, theo dõi về công tác quản lý và điều phối vật tư, theo dõi về năng lực máy móc, lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tìm giải pháp kỹ thuật để sửa chữa nâng cấp TSCĐ.

Ban kế toán chỉ lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, định kỳ tính giá trị hao mòn, trích khấu hao

Đề xuất 2: Về công tác phân loại TSCĐ

Là một đơn vị đã được cổ phần hoá từ rất sớm nên có rất nhiều đối tượng muốn tìm hiểu những thông tin cụ thể về công ty đặc biệt là về TSCĐ và nguồn hình thành TSCĐ đó. Chính vì vậy, công ty nên có công tác tập hợp, thống kê số liệu TSCĐ theo nguồn hình thành để phục vụ cho nhu cầu thông tin của những người quan tâm.

Bên cạnh đó để có được những thông tin phục vụ cho việc quản lý, đầu tư, công ty cũng nên có thêm tiêu thức phân loại TSCĐ như phân loại theo công dụng kinh tế.

Theo tiêu thức này TSCĐ sẽ được chia thành hai loại: TSCĐ dùng trong kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh. Với cách phân loại này, công ty sẽ biết được tỷ trọng của TSCĐ dùng trong kinh doanh là bao nhiêu, TSCĐ dùng ngoài kinh doanh là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch đầu tư và biện pháp huy động tối đa TSCĐ dùng vào kinh doanh

Đề xuất 3: Về vấn đề TSCĐ vô hình

Công ty cần nhìn nhận TSCĐ vô hình cũng quan trọng như TSCĐ hữu hình.TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Công ty cần phải mở riêng TK 213 để theo dõi TSCĐ vô hình cụ thể là quyền sử dụng đất của công ty

Theo đó, nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ vô hình ( quyền sử dụng đất ) tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

Việc hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình tương tự như hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình.

Về việc trích khấu hao TSCĐ vô hình: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài, không có kỳ hạn được ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao, chỉ trích khấu hao cho quyền sử dụng đất có thời hạn, căn cứ vào thời hạn được phép sử dụng đất để trích khấu hao.

Đề xuất 4: Về công tác kế toán chi tiết

Tuy ở công ty, TSCĐ được đánh số song việc đánh số lại chưa hiệu quả vì chưa hệ thống. Bởi vậy để nắm bắt một cách tỉ mỉ cụ thể nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý một cách chi tiết TSCĐ, đồng thời để giảm bớt khối lượng ghi chép của kế toán, công ty nên đánh số lại TSCĐ cho có hệ thống hơn. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ đều phải có số hiệu riêng. Công ty có thể đánh số TSCĐ theo cách sau:

STT Tên tài sản Ký hiệu

1

2

TSCĐ thuộc nguồn vốn tự có - Nhà cửa vật kiến trúc

- Phương tiện vận tải - Thiết bị chuyên dùng - Thiết bị quản lý

TSCĐ thuộc nguồn vốn khác - Nhà cửa vật kiến trúc

- Phương tiện vận tải - Thiết bị chuyên dùng - Thiết bị quản lý A A1 A2 A3 A4 B B1 B2 B3 B4

Các TSCĐ chi tiết trong từng nhóm TSCĐ, công ty có thể sử dụng thêm số tự nhiên ở bên phải ký hiệu của nhóm để đánh số cho từng TSCĐ chi tiết.

Kế toán chi tiết ở công ty chỉ được thực hiện ở thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ được mở để theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của công ty. Công ty nên mở sổ TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ nhằm theo dõi chặt chẽ và gắn trách nhiệm cho từng đối tượng sử dụng.

Đề xuất 5 : Về việc tính khấu hao TSCĐ

Việc trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng như hiện nay của công ty là không hợp lý. Công ty nên áp dụng việc tính khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ phải được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia hoạt động kinh doanh theo số ngày trong tháng. Công ty nên có sự điều chỉnh để việc trích khấu hao được chính xác hơn

Bên cạnh đó việc trích khấu hao một số kho bãi phục vụ cho việc kinh doanh của công ty vào TK 642 là chưa hợp lý. Công ty nên có sự tách biệt khi trích khấu hao loại tài sản này. Mặc dù kho bãi thuộc nhóm tài sản :” Nhà cửa vật kiến trúc “ nhưng khi trích khấu hao thì nên đưa vào TK 627. Có như vậy công ty mới xác định được chính xác chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận thực mà công ty thu được.

Dựa trên những kiến thức em được học tập, nghiên cứu kết hợp với kiến thức thực tế tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO mà em tìm hiểu trong thời gian vừa qua , em đã đưa ra một số đề xuất như trên.

Trong nỗ lực chung của toàn công ty thì kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng cần được củng cố và hoàn thiện bởi kế toan TSCĐ là công cụ trợ giúp cho lãnh đạo công ty ra quyết định đúng đắn trong việc quản lý sử dụng TSCĐ. Hoàn thiện kế toán TSCĐ không chỉ dừng ở việc thực hiện đúng quy chế, chế độ kế toán hiện hành mà còn phải áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Bất kể một doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt cũng cần có một bộ máy kế toán tốt, bộ máy kế toán của công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Bộ máy quản lý mà trực tiếp là Phòng Tài chính kế toán của công ty luôn đi sâu, đi sát, hướng dẫn phổ biến kịp thời các chính sách, chế độ tài chính kế toán, kiểm tra uốn nắn kiến thức nghiệp vụ, phương pháp hạch toán, giải quyết các nhu cầu về vốn cho công ty đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

Hệ thống quản lý tài chính từ công ty đến các xí nghiệp thành viên từng bước được kiện toàn, thực hiện nghiêm túc các chế độ về quản lý tài chính và hạch toán kế toán nhất là trong các lĩnh vực như: Chế độ hoá đơn chứng từ, chế độ thu nộp ngân sách và chính sách thuế.

Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quy định về tài chính kế toán, chấp hành tốt các chế độ báo cáo tài chính , thực hiện tốt chế độ thu nộp với ngân sách Nhà nước, phân công việc giữa các thành viên trong Phòng kế toán hợp lý, không có sự chồng chéo, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán.

Công tác hạch toán TSCĐ của công ty đã hoạt động thực sự có hiệu quả tuy cũng còn một số hạn chế nhất định cần được công ty hạn chế kịp thời. Kế toán TSCĐ trong một đơn vị kinh doanh nói chung và kinh doanh vận tải nói riêng có những khó khăn của nó nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay. Tuy nhiên công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO cũng đang nỗ lực từng bước hoàn thiện công tác kế toán của mình.

Cuối cùng em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc cũng như phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.

Em cũng xin chân thành cám ơn cô Trần Nam Thanh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w