Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 26 - 28)

doanh khách sạn

Như như đã phân tích ở trên kinh doanh khách sạn có những điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác, nó là ngành kinh doanh dịch vụ. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là một yêu cầu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có những kế hoạch về nhân lực, vì nhân lực trong kinh doanh khách sạn phục vụ trực tiếp khách hàng và cũng có những đặc điểm rất riêng.

Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, các nhà quản lý cũng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nói trên nhưng thông thường là sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như:

Năng suất lao động: năng suất lao động càng cao thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng lớn.

Môi trường làm việc: với các chiến lược phát triển sử dụng nguồn nhân lực tạo cho nhân viên trong khách sạn có môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng chính là một mặt phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn.

Trình độ nhân viên: trình độ nhân viên ngày càng được hoàn thiện thông qua việc được rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm khi làm việc đồng thời được nâng cao do khách sạn tạo điều kiện cho học hỏi kinh nghiệm môi trường bên ngoài khách sạn. Trình độ nhân viên càng cao chứng tỏ việc sử dụng nguồn nhân lực ngày càng có hiệu quả.

Văn hóa nhân viên: các mối quan hệ trong khách sạn hòa hợp, giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với nhà quản lý. Thái độ làm việc của nhân viên, vừa thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình vừa giúp đỡ nhân viên khác hoàn thành nhiệm vụ khi có thể.

Phân tích tình hình biến động nhân lực của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn. Thông qua phân tích biến động nhân lực, xem xét nếu như giảm chi phí về nhân lực thì có làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hay không.

Phân tích tình hình biến động quỹ lương của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn.

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đó các nhà quản lý rút ra được những mặt tốt, những mặt chưa được để có những phương hướng sử dụng nhằm phát huy các điểm mạnh đồng thời hạn chế các điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 26 - 28)