Đặc điểm nhân lực của khách sạn Điện Lực:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 48 - 51)

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh thành công thì yếu tố nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Nó bao gồm những người lãnh đạo, những nhà quản lý và các nhân viên trực tiếp sản xuất ra giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cho khách sạn. Riêng đối với nhân lực trong khách sạn lại có một số đặc điểm khác biệt hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh khác. Thường các nhân viên trong khách sạn phải là những người trẻ trung, năng động, hoạt bát, vui vẻ, những yêu cầu này được thể hiện rõ nhất ở bộ phận Lễ tân. Nhưng khách sạn Điện Lực lại có đội ngũ nhân viên với độ tuổi trung bình khá cao do đặc thù của khách sạn là khách sạn của tổng công ty Điện Lực.

Cơ cấu lao động trong các bộ phận của khách sạn Điện Lực:

Các bộ phận Số lao động Tuổi TB Trình độ Trình độ ngoại ngữ ĐH CĐ,TC SC,PT A B C Không NN 1. Ban giám đốc 2 45 2 0 0 0 0 2 0 2. BP Lễ tân, buồng 32 28.5 8 11 13 2 16 14 0 3. Nhà hàng 26 29.3 3 13 10 10 5 11 0 4. BP TC- KT 8 35.2 3 5 0 3 2 1 2 5. Tổng hợp 15 34.6 5 4 6 2 4 8 1 6. Phụ trợ 14 34.8 3 6 5 7 5 0 2

Tổng 97 34.6 24 39 34 24 32 36 5

Nguồn: Khách sạn Điện Lực

Theo bảng cơ cấu lao động trên của khách sạn Điện Lực thì đội ngũ nhân viên của khách sạn đều được qua đào tạo chuyên môn, trình độ thấp nhất là trung cấp. Với đội ngũ nhân viên như vậy cơ bản cũng đã đáp ứng được yêu về chuyên môn để phục vụ khách hàng.

Nếu xét trên phương diện độ tuổi của đội ngũ nhân viên này thì ta thấy rằng độ tuổi trung bình là khá cao 34.6 tuổi. Đây là những người có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm sống có thể phục vụ tốt các yêu cầu của khách. Nguồn lao động của khách sạn tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 36 – 45, nguồn lực của khách sạn là tương đối già, không phù hợp với môi truờng kinh doanh khách sạn.

Trên phương diện về trình độ ngoại ngữ thì về cơ bản nhân viên của khách sạn Điện Lực cũng có khả năng về ngoại ngữ có thể đáp ứng được với môi trường kinh doanh của khách sạn. Nhóm khách hàng chủ yếu của khách sạn thường là khách trong ngành nên không cần đòi hỏi nhiều về ngoại ngữ. Nhưng hiện nay khi hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, tên tuổi của khách sạn ngày càng được biết đến, khách du lịch nước ngoài đến với khách sạn ngày càng nhiều cho nên vấn đề ngoại ngữ là rất quan trọng và thực sự cần thiết.

Nguồn nhân lực trong khách sạn Điện Lực có cả ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm : đội ngũ nhân viên trong khách sạn Điện lực có độ tuổi tương đối cao, có nhiều kinh nghiệm sống, hiểu biết về nhu cầu con người, nhiều người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong khách sạn cho nên khả năng làm việc tốt. Hơn nữa nguồn lao động trong khách sạn nằm trong biên chế nhà nước, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn tổ chức đâo tạo, củng cố trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, chi phí bỏ ra không bị lãng phí. Mặt khác, thông qua bảng cơ cấu lao động ta cũng thấy rằng hầu hết các nhân viên trong khách sạn đều có thể sử dụng tiếng Anh. Chỉ có một số ít nhân viên không biết tiếng Anh nhưng hầu hết họ đều lao động tại các bộ phận ít hoặc hầu như không sử dụng đến tiếng Anh. Mặc dù nhân viên trong khách sạn hầu hết có thể nói tiếng Anh nhưng số người có khả năng giao tiếp thành thạo thì vẫn còn khiêm tốn. Chỉ có bộ phận Lễ tân là có khả năng giao tiếp tốt hơn cả nhưng vẫn cần phải bồi dưỡng hơn nữa khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài.

Nhược điểm: độ tuổi trung bình cao là một ưu điểm và nó cũng chính là

nhược điểm của nguồn nhân lực khách sạn. Độ tuổi cao sẽ không phù hợp với đặc điểm của kinh doanh khách sạn đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải trẻ trung, tươi tắn, dễ gây thiện cảm với khách. Thêm vào đó ở độ tuổi cao sẽ khó khăn trong việc học hành để nâng cao trình độ chuyên môn và học vấn, khó tiếp thu những cái mới có thể dẫn đến bảo thủ, chậm tiến.

Mặt khác do đại đa số nhân viên đều nằm trong biên chế nhà nước nên việc tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên của mình làm việc hết khả năng là một việc rất khó. Hơn nữa trong các bộ phận gián tiếp nhân viên có người mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc ở trình độ sơ cấp, cộng với trình độ ngoại ngữ cũng hạn chế, một số nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất trực tiếp cũng ở trình độ thấp chính vì vậy mà khó nâng cao chất lượng sản phẩm. Trình độ chuyên môn thấp, khả năng nắm bắt nhu cầu của khách chưa cao cho nên khả năng thoả mãn khách hàng không được cải thiện.

Như vậy đội ngũ nhân viên của khách sạn có nhiều ưu điểm và cũng không tránh khỏi những nhược điểm, nếu biết phát huy tốt các ưu điểm, hạn chế và

hoàn thiện các nhược điểm thì đội ngũ nhân viên của khách sạn ngày càng đáp ứng tốt được yêu cầu của thị trường kinh doanh khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w