Công ty bánh kẹo Hải Châu.
1. Yêu cầu của công tác hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu
Vốn là phần giá trị các chủ đầu t bỏ ra để kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Song hoạt động này lại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và biến động. Từ đó đặt ra nhu cầu rất lớn về kiểm soát, bảo toàn vốn của các chủ sở hữu. Nguyên vật liệu là một loại vốn lu động đóng vai trò lớn trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Với vị thế là một công cụ quản lý, kế toán nguyên vật liệu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc bảo vệ vốn.
Trong quá trình hoạt động hiện nay của một doanh nghiệp, dòng vốn này biến động ngày càng phức tạp do có sự biến động của giá phí, chủng loại nguồn hàng. Xuất phát từ lý do đó, kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu quản lý.
Để đa ra một hệ thống kế toán tốt và phù hợp hơn, việc hoàn thiện đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Các giải pháp đa ra phải vừa khoa học, vừa có tính khả thi. Điều này có nghĩa là:
+ Công tác hạch toán nhờ đó mà đợc quản lý có trật tự và nề nếp, nhiệm vụ cho các nhân viên cụ thể và rõ ràng hơn. Từ đó đa ra các thông tin về từng đối tợng một cách cập nhật, chính xác có hiệu quả và với hiệu suất cao hơn.
+ Khi áp dụng vào thực tiễn, các giải pháp này phải thực thi đợc, không gây xáo trộn nhiều trong hệ thống sổ kế toán nói chung, đợc mọi ngời chấp nhận.
- Các biện pháp đa ra cần có tính sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp nhừng không đợc trái với các nguyên tắc cũng nh những thông lệ chung của kế toán. Chúng phải nằm trong các quy định về chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành và sử dụng thống nhất toàn nghành trong cả nớc.
- Các sửa đổi cũng cần phù hợp với t duy của con ngời làm sao để mọi thành viên đều hiểu và nắm bắt chúng nhanh nhất. Điều đó tạo nên một phong cách thuần thục, dễ dàng khi họ áp dụng không bỡ ngỡ, lạ lẫm.
- Hơn thế nữa, các cải cách này phải có khả năng thực hiện trong một thời gian dài, chúng vẫn luôn giữ đợc tính hiệu quả, phù hợp khi có sự thay đổi về chế độ, nghiệp vụ trong tơng lai, tránh sự sửa đổi liên tục.
Chỉ khi đáp ứng đợc các yêu cầu trên, các biện pháp hoàn thiện khi đa ra mời có thể hoà nhập vào thực tế và phát huy tác dụng của nó. Đồng thời mức độ đạt đợc các chỉ tiêu này cũng là thớc đo đánh giá các ý kiến đóng góp.
2. Nội dung công tác hoàn thiện
2.1. Về việc sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đờng”
Mặc dù trong cơ chế thị trờng hiện nay hàng hoá dễ mua, thờng là hàng và hoá đơn về cùng một thời điểm. Nhng ở Công ty vẫn xẩy ra trờng hợp hoá đơn về trớc, đến cuôí tháng hàng vẫn cha về. Do không sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đờng” nên trong trờng hợp này Công ty thờng phải để riêng hoá đơn chờ hàng về rồi mới ghi sổ. Nh vậy là không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kế toán. Đặc biệt là khi ở Công ty phải nhập khẩu khá nhiều loại nguyên vật liệu, việc nhận đợc hoá đơn trớc khi nhận đợc hàng là rất dễ xẩy ra.
Bên cạnh đó, giá trị mỗi lần nhập của Công ty thờng lớn, nhất là vào thời gian cuôí năm do nhu cầu sản xuất phục vụ lễ tết tăng cao. Nếu để xẩy ra trờng hợp tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán năm mà hàng cha về thì điều này sẽ gây ảnh hởng không nhỏ tới độ chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính. Vì vậy để đảm bảo tính đúng đắn của nghiệp vụ và tính trung thực của thông tin kế toán, Công ty nên sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đờng” để phản ánh khi có nghiệp vụ phát sinh.
Tài khoản này dùng để theo dõi và phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật t (Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ) mua ngoài mà Công ty đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tức là đã thuộc quyền sở hữu của Công ty, còn đang để ở kho ngời bán, đang trên đờng vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhng đang chờ kiểm nghiệm nhập kho.
Kết cấu của TK 151
Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng đi đờng tăng
Bên Có: Phản ánh trị giá hàng đi đờng kỳ trớc đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.