Nguyên nhân bệnh: Do vị nhiệt, lợi răng sưng trướng, răng đau gây ra.
Hàm răng co khít, lợi răng sưng, răng đau, miệng cố gắng cũng không mở ra được hoặc có mở miệng chẳng qua chỉ có thẻ cho đũa vào được, do đó chỉ có thể ăn ít một thức ăn và không thể nhai cắn được.
Cách chữa:
Dùng phép tán nhiệt dứt đau, tả các huyệt Hợp cốc, Thủ tam lý, tả Phong trì, Ế phong. Giúp thêm thì lấy phép dựa theo đường kinh ( ở kinh thủ dương minh ( từ khuỷu tay đến bàn tay ), và mái cắt ở huyệt Thương dương, Thiếu thương, áp huyệt ở huyệt Giáp xa. Đau đầu thì thêm bổ ở huyệt Liệt khuyết. Âm hư thì thêm bổ Lở huyệt Thái khê. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả. Mỗi loại thủ pháp đều làm 50 – 100 lần.
Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên
Hiệu quả chữa: Chữa mấy lần có thể khỏi hẳn.
LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI DỊCH.
Theo những tài liệu mà dịch giả hiện đã có trong tay thì phép điểm huyệt nói chung, tuy được gọi bằng những tên khác nhau như bấm huyệt, điểm huyệt, xoa bóp…, nhưng chúng có cùng một nguyên tắc là dùng áp lực của chi thể người thầy thuốc tác động lên cơ thể người bệnh, nhằm giúp cho cơ thể tự phòng bệnh, chống bệnh.
Khi đi sâu thêm một bước, chúng ta sẽ thấy trong mỗi trường phái đều có phạm vi riêng và hiệu quả riêng. Có thể quy tập các trường phái làm ba loại như sau: Phải bấm vuốt nhẹ, phải ấn day nặng và phải ấn day vừa phải.
1. Phải ấn day nhẹ, phép này dựa theo nguyên lý khai thông lạc mạch, lạc mạch ở mông (tĩnh mạch nổi, chữa những bệnh do tắc nghẹn tĩnh mạch mà gây ra đau đớn. Muốn khai thông tắc nghẽn ở tĩnh mạch, trước hết phải chận ở động mạch là nguồn ra của huyết dịch, làm giảm nhẹ áp lực chi tĩnh mạch, sau đó dùng cách vuốt xoanhẹ ở những chỗ tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khi chỗ tắc nghẽn được những rung động làm lỏng hoá ra, bấy giờ ta thả động mạch, lượng máu ra mạnh, lượng máu thu về tĩnh mạch sẽ nhiều lên đột ngột, có tác dụng như thêm nước để thông cống, những chỗ tắc nghẽn vừa được làn lỏng sẽ có cơ hội lưu thông nhanh, bế tắc được giải toả, bệnh biến lùi nhanh. Có thể nói, phương pháp Thập thủ đạo của lương y Huỳnh thị Lịch tuy có những độc đáo về thủ pháp khác biệt về tên gọi huyệt vị, nhưng không ngoại nguyên tắc này. ( Xem sách Bấm
huyệt chữa bệnh của lương y Huỳnh thị Lịch do tỉnh hội y học dân tộc tỉnh Tiền giang và bệnh viện y học dân tộc tỉnh Tiền giang phát hành 6 – 1983 ).
2. Phải ấn day, phải nhấn day nặng, dựa trên nguyên lý chèn ép gây ra những phản ứng mới cho động mạch và thần kinh ở sâu, nhằm qua đó làm cải tiến tình trạng cơ thể những động tác của phái này thường được theo hai hướng. Một là khi bệnh thuộc hệ thống thần kinh, hoặc khi cần gây tê cục bộ để chuyển bị cho các động tác chỉnh sai khớp sương, nắn bó gẫy sương … , người ta thường ấn chẹn vào những chi thần kinh hữu quan theo những thủ pháp khác nhau do yêu câù chữa bệnh khác nhau. Hai là : chẹn vào động mạch ở đoạn dưới nới có bệnh, nhằm cản trở lại một lượng lớn máu, số máu ở ứ lại này sẽ gây thành áp lực đột xuất mạnh trong các chi mạch nhỏ phía trên, có tác dụng làm giãn nở những nhánh động mạch nhỏ. ấn vùng có bệnh, lượng máu cung cấp vào nơi này nhiều hơn sẽ tăng chất bổ và chất chống bệnh. Như vậy, phép này có tác dụng chữa những bệnh do động mạch nhỏ bị co hẹp làm cho lượng máu cung cấp ít, các tổ chức cục bộ do đó mà bị suy giảm công năng, nhất là chứng tê bại do suy dinh dưỡng cục bộ, ( xem sách án ma của Thiên tân thị, Thiên tân y viện, Thạch gia trang thịnh, giao thông vận luân cục y viện hợp tác biên soạn, Tân hoa thư điểm Bắc kinh phát hành tháng 11 năm 1954 làm ví dụ ).
3. Phải ấn day vừa – phải ấn day vừa dựa trên nguyên lý điều hoà khí huyết, cân bằng âm dương, cho nên các thủ pháp của phái này thường ở độ sâu vừa phải, dùng sức mạnh vừa phải. Những thủ pháp của phái này luôn nhằm vào làm cho cục bộ có rung động theo nhịp khac nhau, chiều khác nhau. Khi có nhịp tác động của áp lực vào thân thể sẽ cùng một lúc có hai tác dụng: Một là làm giãn nở thành mạch, các thành phần chất lỏng trong và ngoài mạch trao đổi được rễ ràng, thì cũng là thành phần huyết và dịch được trao đổi chuyển hoá cho nhau, sự cung cấp dinh dưỡng cũng sẽ tốt đẹp hơn. Hai là: khi rung động khác nhau về nhịp, khác nhau về chiều hướng, sẽ làm cho việc vận chuyển máu trong mạch và chất lỏng ngoài mạch được tăng nhanh hay chậm lại, có tác dụng làm cải biến tình hình thực ( nhiều, đầy ) hay hư ( thiếu, ít ) của khí huyết tại chỗ và tạng phủ hữu quan ( xem Bảo anh thần thuật trong sách
châm cứu đại thành làm ví dụ và sách điểm huyệt liệu pháp này cũng cùng loại phải ấn day vừa ).
Khi phân tích ra như tôi vừa nêu, chúng ta sẽ tình được những giá trị và những giới hạn của từng trường phái giúp cho việc học tập và vận dụng kinh nghiệm người xưa được hiệu quả vì đúng phạm vi và đúng mục đích.
Hà nội, xuân Nhâm thân 1992 Kinh bút