Nguyên nhân bệnh:
Do thai khí ngược lên vị, do đó mà quặn bụng nôn mửa.
Chứng trạng:
Người đàn bà nhất loạt sau khi có chửa được một tháng, hàng ngày buổi sáng có nôn mửa hoặc ăn vào xong thì nôn mửa. Trường hợp nghiêm trọng thì người thấy mùi thức ăn hoặc mùi cơm thì đã nôn mửa, đến nỗi đầu nặng, mắt hoa, tứ chi mệt mỏi.
Cách chữa:
Lấy huyệt Nội quan làm bổ pháp, kế đó là làm thủ pháp áp theo ở vùng lưng, lại điểm huyệt Cách du theo bổ pháp, để ức chế vị khí ngược lên.Bổ huyệt Thận du có thể làm yên tĩnh thai khí. Bổ túc tam lý đẻ dẫn vị khí đi xuống, tả huyệt Thái xung có tác dụng dứt nôn. nếu có đau đầu , thêm phép đẩy xoay vùng trước trán. Mội huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi loại 100 lần.
Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên.
Hiệu quả chữa: Người nhẹ, nôn mửa mấy ngày không chữa cũng tự khỏi. Người nặng, điểm huyệt 4 – 5 lần thì sẽ khỏi.
7 –Dấu hiệu báo trước của sẩy thai (tiên triệu lưu sản) Nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân bệnh:
Khí hư người yếu, hoặc sau khi có chửa, trên các mặt hoạt động của đời sống không chú ý được hết, có khi dùng tay với vật gì đó trên cao, có khi bước chân không cẩn thận ở chỗ bờ nghiêng dẫn tới sẩy thai. Có khi lần thứ nhất bị sẩy thai lần thứ hai có thai không đến nửa tháng hoặc ba tháng lại đã sẩy thai làm thành tập quán sẩy thai
Chứng trạng:
Thoạt đầu bụng dưới trứng, trụt xuống hoặc đau bụng dưới, lưng đau, âm đạo có khi có chẩy ra một ít nước máu.
Cách chữa:
Lấy tác dụng dứt huyệt bổ thận , cố khím nâng lên làm nguyên tắc . Phối hợp các huyệt ẩn bạch, Phục lưu, Chương môn, thái uyên, Chuyên trung, Bách hội. Mội huyệt đều nắn day ngang bằng , nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp 100 lần đều dùng phép bổ.
Hiệu quả chữa:
Chửa lần đầu, điểm huyệt 3 – 5 lần thì trừ hết chứng trạng, có thể làm cho an thai. Nếu là tập quán sẩy thai, thì cần phải kế tục điểm huyệt giữ thai, mỗi tuần có thể điểm từ 2 – 3 lần khi không có cảm giác nào khác mỗi tuần có thể điểm một lần. Sau khi đủ 6 tháng thì dừng điểm huyệt.
Chương thứ ba: BỆNH TRẺ EM 1 –
Trẻ em phát sốt Nguyên nhân bệnh:
Trẻ em phát sốt nhất loạt thuộc ngoại cảm, hoặc do tích đồ ăn (tích thực), ngoàI ra trên lâm sàng cũng có trườg hợp sốt tìm không thấy nguyên nhân.
Chứng trạng;
Thường thấy thương phong cảm mạo phát sốt, nóng, ở da dẻ. Trẻ nhỏ đau đầu , tắc mũi hoặc chẩy nước mũi trong, mu bàn tay nóng lên. Nếu tích đồ ăn mà phát sốt thì để không phát nóng quá nhiều, lòng bàn tay bàn chân phát nóng, kèm theo không nghĩ đến ăn ( không thấy đói ), tiêu hoá không tốt. Phát sốt không rõ nguyên nhân thì buổi sớm nhẹ, về chiều nặng, về đêm càng nặng, có phát sốt trên 10 ngày không khỏi, có uống thuốc và tiêm thuốc kháng sinh mà sốt vẫn không lui.
Cách chữa:
Cảm mạo phát sốt thì tả Hợp cốc để thanh nhiệt giải yểu, bổ Túc tam lý để dẫn nhiệt của Túc dương minh đi xuống, cứ khoảng hai giờ đồng hồ điểm huyệt 1 lần, một ngày điểm huyệt 2 – 3 lần. Tích thực mà phát sốt thì bổ Nội quan, tả Đại chuỳ để tư âm giải nhiệt. Bổ Túc tam lý, tả Trung quản có tác dụng tăng cường tiêu hoá. Mỗi ngày điểm huyệt 1 lần, phát sốt không rõ nguyên nhân thì bổ huyệt Nội quan, tả huyệt Đại chuỳ. Về đêm sốt càng nặng thì gia bổ Tam âm giao, kiêm có thấy vị nhiệt ( nóng trong vùng dạ dày và các chứng nở miệng, hôi miệng ) thì tả huyệt Nội đình. Kiêm có phế nhiệt thì tả huỵêt Xích trạch, cắt huyệt Thiếu thương. Khi điểm huyệt Đại chuỳ mà sợ khi không đủ sức thì riêng dùng thêm tả huyệt Đào đạo, mỗi ngày điểm huyệt 1 – 2 lần. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại từ 60 – 100 lần. Ngoại cảm thì gia phép chấm gõ ở da.
Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên
Hiệu quả chữa: Nhất loạt thương phong cảm mạo, chữa thì có thể lui sốt trong ngày hôm đó. Các nguyên nhân khác gây sốt, từ 1 – 2 ngày có thể khỏi.
2. Thổ tả