Liệt dương Nguyên nhân bệnh:

Một phần của tài liệu ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG pdf (Trang 43 - 46)

Nguyên nhân bệnh:

Nhất hoạt do hoạt động tình dục quá mức, xuất tinh quá nhiều, thận kinh hao tổn hoặc suy nghĩ nhiều, gặp cảnh kinh khủng, đều có thể dẫn đến sinh ra bệnh này.

Chứng trạng:

Khi vào phòng muốn nhanh chóng giao hợp, khi giao hợp dương vật không rắn cứng, hoặc cứng rắn không lâu, tinh đã chảy ra, có khi chưa kịp giao hợp, tinh đã sớm chảy, quá lâu thì thấy sắc đẹp là tinh chảy ra ngay mà mềm rụt không cứng lên được.

Cách chữa:

Bệnh này chủ yếu là do can thận đều hư, bổ huyệt Thái xung ở can kinh, có thể làm cho dương vật đủ độ cứng, bổ huyệt Thái khê ở thận kinh huyệt Thái uyên ở phế kinh, có thể làm cho thận khí xung túc mà tiết tinh chậm chậm, và phối hợp với huyệt Hội âm, Quan nguyen, có thể củng cố chân âm. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da một thủ pháp 100 lần, thủ pháp cần nhẹ mà chậm.

Thứ tự điểm huyệt: Từ trên mà xuống dưới, thủ pháp nên nhẹ, nên chậm.

Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa từ 5 – 15 lần là khỏi, trong thời gian chữa và sau khi chữa một thời gian phải tránh không được giao hợp.

11. Mất ngủ.

Nguyên nhân bệnh:

Bệnh này thường do suy nghĩ hại tỳ, hoặc bởi huyết hư không thể dưỡng tâm hoặc do đau đầu, đau lưng, tâm thận bất giao gây ra.

Chứng trạng:

Ban đêm không thể vào giấc ngủ, hoặc vào giấc ngủ không lâu đã tỉnh, tỉnh lại thì không thể nào vào lại giấc ngủ, kiêm có đau đầu, tình thần không phấn khởi.

Cách chữa:

Do suy nghĩ quá mức, huyết bất dưỡng tâm, bổ huyệt Thần môn ở tâm có thể an tâm thần, bổ huyệt Tam âm giao ở tỳ kinh có thể nhập tĩnh. Tâm an thần tĩnh sẽ dễ dàng vào giấc ngủ, nếu do can hoả thăng lên trên, thì tả hai huyệt Thái xung và Hợp cốc đều đau, đầu tối, lấy huyệt vùng đầu hoặc bổ trợ bằng cách lấy phép áp huyệt và phép đẩy xoay ở vùng đầu. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp làm 100 lần, thủ pháp cần nhẹ mà chậm, nhưng phép áp huyệt ở vùng đầu lấy nặng một ít, mỗi ngày chữa 1 lần.

Thủ pháp điểm huyệt để tâm thận tương giao, an thần là bằng bổ huyệt Thần môn, năn day ngang bằng có vòng tròn to, tốc độ chậm, thủ pháp nhẹ 100 lần ( dẫn thận giao tâm ). Nắn day ngang bằng vòng nhỏ, tốc độ nhanh, thủ pháp nhẹ 100 lần ( dẫn thận giao tâm ), nhấn nhả không nhanh không chậm 100 lần.

Bổ âm dương, bổ Quan nguyên, nắn day ngang bằng, nhấn nhả mỗi loại thủ pháp đều 100 lần( thủ pháp không nhanh, không chậm, không nặng, không nhẹ)

Thủ pháp điểm huyệt để tâm thận tương giao, kiện vị bổ tỳ là bằng bổ huyệt Thần môn, nắn day ngang bằng, thủ pháp nhẹ , vòng tròn to, tốc độ chậm ( dẫn thận vào tâm ), nhấn nhả không nặng, không nhẹ, tốc độ chậm vừa phải ( không nhanh không chậm )

Bổ huyệt Thái khê, nắn day ngang bằng, nhấn nhả, thủ pháp không nặng không nhẹ, không nhanh, không chậm, vòng nắn không to,không nhỏ.

Bổ huyệt Tậm du, thủ pháp giống như ở huyệt Thần môn Bổ huyệt Thận du, thủ pháp giống như ở huyệt Thái khê Bổ huyệt Tỳ du, thủ pháp giống như ở huyệt Túc tam lý.

Giải thích thủ pháp:

Tâm ở trên, thủ pháp nhẹ, Tâm thuộc hoả, vòng tròn to mà nhanh ( dùng tốc độ chậm là dẫn thận vào tâm ). Thận ở dưới, thủ pháp nặng, thận thuộc thuỷ, vòng tròn nhỏ mà chậm, dùng tốc độ nhanh là dẫn tâm vào thận, Tỳ vị ở giữa, thủ pháp nên chậm vừa pahỉ ( hoãn ), nắn day ngang bằngvòng tròn không to không nhỏ.

Thứ tự điểm huyệt: Theo thứ tự trình bày ở trên, tiến hành điểm huyệt.

Hiệu quả chữa: Chữa hai đến ba lần thấy bệnh nhẹ đi, chứng nhẹ thì trên lưới 10 lần là khỏi.

Nguyên nhân bệnh:

Do từ ngoại cảm phong hàn mà ảnh hưởng đến sự vận hành ngay ngắn của phế khí, đưa đến đường khí bất lợi mà gây ra.

Chứng trạng:

Trong hầu họng phát ngứa, ho hắngnhiều đờm, gặp khi mùi vị khác thường hoặc khi hít phải khói sẽ ho hắng nặng hơn, đã ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách chữa:

Ho hắng khi ngoại cảm chưa lui, trước hết dùng phương trị ngoại cảm để chữa, khi ngoại cảm đã lui, ho hắng cũng theo đó giảm nhẹ hoặc khỏi. Nếu như ngoại cảm đã lui, nhưng vẫn ho hắng, thì bổ huyệt Thái uyên, tả huyệt Thiên lịch, bổ các huyệt phong môn, Phế du, Chiên trung, Tả huyệt Toàn cơ. Những huyệt đó có tác dụng thông phế khí, ức chế ho hắng, Tả huyệt Trung quản, bổ các huyệt Khí hải, Túc tam lý, các huyệt ấy có thể kiện vị hoá đàm. Mỗi huyệt đều ấn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gox ở da mỗi thủ pháp đều 100 lần. Nhiệt thịnhho hắng thì dùng tả pháp ở Phong môn, Phế du, và bỏ bớt thủ pháp chấm gõ ở da.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như kể trên.

Hiệu quả chữa: Bệnh trong vòng nửa năm, trị 1 – 3 lần là có thể khỏi, bệnh đã qua mấy năm thành mãn tính, sẽ rất khó chữa.

Ghi thêm

Phép này có thể chữa hen phế quản nói chung bệnh lâu người yếu, dùng thủ pháp nhẹ là có thể thu được hiệu quả. Năm 1961 khi trở về quê, một hôm đêm đến trước khi chuẩn bị đến Thiểm tiền, gặp một người bệnh nữ tuổi quá 80, mắc bệnh đã nhiều năm, cứ đếm đến là hen xuyễn, do người bệnh quá già và thời gian lại cũng không kịp lấy những huyệt vị trên, nên bổ hai huyệt Thái uyên và Túc tam lý. Lấy phủ pháp phổ thông để trị là ấn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da trên huyệt Thái uyên 200 lần, Túc tam lý 100 lần, ngay lúc đó cơn khó thở giảm nhiều.

Phụ: Thủ pháp chữa ho hắng ( véo, nắn, đẩy, cắt, lắc )

Đốt cổ , véo lên buông ra 100 lần, nếu bắp thịt căng khó véo buông, có thể đổi làm véo để đó nâng lên), Phong môn, Phế du véo 100 lần ( đem hai huyệt phong môn và Phế du vèo dừng ), nắn day ngang bằng bên trái và bên phải 100 lần, ( Phong môn, Phế du đều nắn ), đẩy lên xuống ở phạm vi hai huyệt, hướng lên đẩy 36 lần, hướng xuống đẩy 54 lần, cắt dừng ở hai huyệt Kinh cừ và Thiếu thương làm cho ngon tay cái cắt theo làm dao động vòng tròn 100 lần, phép trên gọi là ngũ tự thủ pháp có tác dụng trờ đờm dứt ho.

13. Đau đầu:

Nguyên nhân bệnh:

Có bị cảm ngoại rà ma đau đầu, gọi là đau đầu ngoại cảm có khí huyết hao tổn mà đau đầu, gọi là nội thương đau đầu. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là phong, hàn gây ra, nội thương đau đầu, đa số do hư tổn dẫn đến.

Chứng trạng:

Ngoại cảm đau đầu, sợ lạnh, sợ gió, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, và kiêm có hiện tượng pháp sốt. Như khi chẩn mạch sẽ có hiện tượng mạch phù hoãn, phù khẩn hoặc phù huyền. Nội thương đau đầu thì khi đau khi dứt, gặp lúc làm mệt thì càng đau, vừa thấy tinh thần không vui vẻ, mạch thường vô lực.

Cách chữa:

Ngoại cảm đau đầu, điểm các huyệt Hợp cốc tả, Phong trì bổ, bổ trợ bằng thủ pháp đẩy xoay vùng đầu, lại dùng mặt mu của hai ngón trỏ và giữa tay chỗ khớp thứ hai kẹp véo mấy lần ở hai bên tóc mai và giữa hai đầu lông mày, làm cho xung huyết cục bộ thành ra màu tím. Nội thương gây đau đầu bổ huyệt Liệt khuyết, tả huyệt Hợp cốc, điều tiết qua hệ âm dương, biểu lý của phế và đại trường, để thanh nhiệt dứt đau. Khi đau phía trước đầu, dùng phép đẩy xoay ở vùng đầu và phép áp huyệt. Nếu thuộc về đau một bên đầu, có thể lấy tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết ở bên đối và áp huyệt vị đau ở vùng tóc mai. Nếu đau ở đỉnh đầu, thì một tay áp nơi đau (áp thống thiên ), ở huyệt Tiền đình, một tay áp nơi đau ( áp thống thiên ) ở huyệt Hởu đỉnh, để gúp cho tác dụng dứt đau cục bộ. Sau đó tả huyêt Bách hội để thạnh nhiệt, khí huyết hạ hãm ( tức là thiếu máu não ), thì dùng phép bổ ở huyệt Bách hội, tả huyệt Thái xung để bình can.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên

Hiệu quả chữa: Đau đầu do ngoại cảm, chữa 2 –3 lần là khỏi. Nội thương đau đầu chữa 2 –4 lần thấy hiệu quả, nhất loạt 10 lần có thể khỏi.

Một phần của tài liệu ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG pdf (Trang 43 - 46)