Bong gâ n( nữu thươn g) Nguyên nhân bệnh:

Một phần của tài liệu ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG pdf (Trang 72 - 75)

Nguyên nhân bệnh:

Bệnh này do hàn thấp trù xuống ở trong bìu ( túi dái ), ( bao tinh hoàn ), là do can mạch bất hoà gây ra.

Chứng trạng:

Một bên tinh hoàn trướng to, khi đứng thơì nó trụt xuống, khi nằm thời nó vào bụng, như con cáo ra vào hang không thường, vì vậy gọi là hồ sán.

Cách chữa:

Bổ huyệt Đại đôn, huyệt Đại đôn riêng dùng phép chấm gõ ở da 200 lần đã được. Không dùng huyệt này mà bổ huyệt Thái xung, cũng cùng một hiệu lực ), bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Tam giác ( huyệt này khi nắn day ngang bằng thì đi từ trong ra ngoài hướng lên ), Đại đôn là tỉnh huyệt của can kinh, can kinh lại vòng quanh bộ máy sinh dục, huyệt Tam âm giao chủ trị bộ máy sinh dục nam nữ, huyệt Tam giác, Quan nguyên cũng là yếu huyệt để chữa sán khí, huyệt Tam giác còn gọi là huyệt sán khí. Nếu có cảm giác đau co rút, ngoài ra thêm bổ huyệt Dương lăng tuyền. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da, mỗi loại thủ pháp đều làm 100 – 200 lần.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên.

Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa 2 – 3 lần thì có thể thấy hiệu quả, chữa 10 lần thù có thể khỏi. Nếu bệnh tình nghiêm trọng, có thể phải qua ngoại khoa làm phẫu thuật.

4. Bong gân ( nữu thương )Nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân bệnh:

Bệnh này thường do vận động hoặc có khi trong lao động, có lúc nào đó không chú ý làm cho bong gân, khí huyết lưu thông bị trở ngại gây ra.

Bệnh này thường pháp sinh ở vùng các khớp cổ tay , cổ chân, khớp khuỷu tay và đầu gối. Chỗ bị bệnh sinh ra xanh tím, sưng trướng, ấn vào thì đau đớn, khi hoạt động thì cũng đau đớn.

Cách chữa:

Lấy thư kinh lạc, hoạt huyết mạch làm chủ. Lấy huyệt ở hai đầu trên dưới của ổ bệnh. Nguyên tắc là: đều thì “ nghênh đoạt” ( ý nghĩa là tả ), đi thì “ tuỳ tế” ( nghĩa là bổ ). Nếu khớp khuỷu và khớp cổ tay bong gân, ở phạm vi của thủ dương minh kinh, thì lấy huyệt Hợp cốc, nghiênh đoạt để tả. lấy Kiên ngung theo giúp để bổ. Bổ trợ thì lấy phép dựa theo ( từ khuỷu tay hướng về bàn tay, và từ khuỷu hướng về vai, làm cho chỗ khí huyết ngưng trệ hướng về chung quanh mà tan mất đi ). Vùng các khớp khác đều dựa theo ví dụ vừa nêu mà suy ra. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp làm 50 – 100 lần.

Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên

Hiệu quả chữa: Bệnh mới, chữa 1 – 2 lần là thấy hiệu qủa, chữa mấy lần thì có thẻ khỏi.

5. Sái cổ

Nguyên nhân bệnh:

Bị gối dày đầu cao, hoặc đầu để ở ngoài của gối, cổ để ở trên cái gối, khi ngủ say bị gió gây ra.

Chứng trạng:

Sau khi dậy khỏi giường, cảm thấy gáy cổ cứng đau, đau dần dần nặng thêm, vùng đầu xoay chuyển khó khăn, cúi đầu hoặc ngước lên nhìn không thể được.

Cách chữa:

Đầu không thể nâng lên và cúi xuống là bệnh của túc thái dương kinh, thì tả huyệt Kinh cốt, bổ huyệt uỷ trung, tả huyệt Đại trữ, Phong môn. Đầu không thể quay hướng sang trái, sang phải là bệnh của thủ thái dương kinh, thì tả huyệt Kiên ngoại du, Hậu khê. Bất luận kinh nào bị bệnh, đều phải thêm huyệt Hạng cường, huyệt Hạng cường vị trí ở trên vai tiếp cận cạnh sau của gáy cổ, ấn ở đó có gân, gân ở hai bên có 2 huyệt.

Chủ trị: chuyên trị cổ gáy cứng, không thể quay trái quay phải và cúi ngửa được (tả huyệt này, dựa theo túc tam dương kinh ), dùng tả pháp, liệu tình mà gia, tả huyệt Phong phủ hoặc huyệt Thừa tương. mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi loai thủ pháp đều làm 100 lần, và bổ trợ thì lấy phép dựa theo.

Phụ : Phương chữa sái cổ ( bao gồm đốt sống cổ tăng sinh, hoặc chứng

tổng hợp của đốt sống cổ).

Sái cổ một bên dùng huyệt vị 1 bên, huyệt Nhu du làm chủ và nối tiếp dùng ngũ hành như sau: phối chấm gõ ở da tại huyệt Thiếu trạch, phối xoa đẩy ở huyệt Dương cốc, phối nhấn nhả sâu ở huyệt Tiền cốc, phối rung rẩy, lắc huyệt ở huyệt Hởu khê, phối nắn day ngang bằng sang trái, sang phải ở huyệt Tiểu hải, phép cắt lay, cắt dừng ở huyệt Thiếu trạch, Hậu khê, thì lắc xoay ngón tay út, véo ở huyệt Hạng cường 100 lần, huyệt Phong trì thì nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều làm 100 lần, nếu thủ pháp bình bổ bình tả thì chỉ nắn và đảo hướng nắn mỗi phía đều 50 lần ). Nếu là hội chứng gáy cổ ( tổng hợp chứng ), cả hai cạnh đều phải dùng thủ pháp trên, và tại huyệt Cảnh tổng ( tức là ở giữa đốt cổ 6 và đốt cổ 7 sang hai bên ) dùng loại thủ pháp : tức là tại huyệt này dùng nhấn nhả phối với huyệt Thông cốc, rung rẩy phối với huyệt Thúc cốt, chấm gõ da phối với huyệt Chí âm, xoa đẩy phối với huyệt Côn luân, nắn day ngang bằng sang phải sang trái phối với huyệ Uỷ trung. Và ở các huyệt Cân súc, Đại chuỳ thì nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều làm 100 lần.

Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên.

Hiệu quả chữa: Chữa 1 – 2 lần thì thấy hiệu quả , 2- 3 lần có thể khỏi.

6. Bưới cổ.

Nguyên nhân bệnh:

Bệnh này ro nội thương thất tình ( 7 loại tình cảm gây hại từ bên trong ) khí huyết uất trệ gây ra.

Chứng trạng:

Vùng cổ sưng, không đỏ, không đau, kèm có trong ngực bứt rứt, ngắn hơn, hoặc có cảm giác có vật trong họng nuốt khó.

Cách chữa:

Tả huyệt Hợp cốc để thanh nhiệt, bổ huyệt Hợp cốc để làm khoẻ vị, bổ huyệt Khí xá để thông khí. đầu đau thì bổ huyệt Liệt khuyết, Phong trì,. Thấy có vật ở họng khó nuốt , thì thêm cả Thiên dột, Chiếu hải. Tim hỏng hốt, mất ngủ, thêm bổ Tâm du, Phế du, Can du, Đảm du, Thái xung, Khâu khư, Quan nguyên, phôí hợp thêm bổ Chiên trung, bổ Cự khuyết thì tác dụng càng tốt. Và tại chung quanh vùng sưng trướngấy dùng ngón tay trỏ và giữa làm phép rung rẩy, phối hợp tương hỗ sẽ có thể đạt đến thông kinh hoạt lạc, có tác dụng hoãn giải uất trệ. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần.

Hiệu quả chữa: Bệnh nhẹ thì chữa 8 – 9 lần có thể khỏi.

Một phần của tài liệu ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG pdf (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w