6. Cấu trúc luận văn
3.3.2.2. Nghệ thuật tả
Bên cạnh sự khác biệt ở sử dụng biện pháp nghệ thuật kể, truyện kinh dị của Thế Lữ và dòng truyện truyền kỳ còn có sự khác biệt ở việc sử dụng biện pháp nghệ thuật tả. Các sự kiện trong truyện truyền kỳ được kể lại như nó vốn có, ít thấy phân tích hoặc miêu tả. Nếu có thì chung chung, khái quát ước lệ.
Chẳng hạn khi miêu tả nhan sắc cô gái đẹp. Bồ Tùng Linh, Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ thường dùng những cụm từ sau "dung nhan tuyệt đẹp", "tươi đẹp vô song","nhan sắc tuyệt đẹp","xinh đẹp như tiên","khuôn mặt diễm lệ"...
- Truyện Hồ gá nữ - Hồ gả con: "Ông đưa mắt liếc nhìn tóc phượng cài trâm thuý, tai đeo ngọc minh châu, dung nhan tuyệt đẹp" [42 - 13].
- Truyện A Bảo - cô Bảo: "Ông cụ có một người con là A Bảo, là người tuyệt sắc".
- Truyện Bài ký một giấc mộng (Lê Thánh Tông): "Đêm khuya mộng
thấy hai người con gái rất đẹp độc một phong thư" [68 - 14].
- Truyện Cây gạo (Nguyễn Dữ): "Dọc đường hay gặp một người con
gái xin đẹp... Chàng liếc mắt trông thấy một giai nhân tuyệt sắc" [68 - 41]. Ngược lại với truyện truyền kỳ, trong truyện "kinh dị" của Thế Lữ nghệ thuật miêu tả là nét đặc sắc, là nội dung thành công nhất. Thế giới "kinh dị" được nhà văn miêu tả là thiên nhiên, con người và tâm trạng con người. Với
trí tưởng tượng, khả năng quan sát tuyệt vời, Thế Lữ đã viết lên những trang tả cảnh, tả vật, tả tâm trạng hấp dẫn gây ấn tượng.
Thiên nhiên trong truyện "kinh dị" được Thế Lữ miêu tả là một thiên nhiên vắng vẻ, hoang sơ, đầy bí ẩn, là nơi rừng thiêng nước độc. Đứng trước thiên nhiên đó con người bị choáng ngợp, phải rùng mình khiếp sợ. Thiên nhiên được nhà văn đặt trong không gian từng tác phẩm để thể hiện.
Trong Vàng và Máu cảnh núi Văn Dú nơi diễn ra câu chuyện sừng
sững giữa trời: "Trông đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một phong cảnh hoang vu... Những buổi hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày ủ dột âm u, Văn Dú hiện ra một vẻ riêng oai linh và mầu nhiệm..." [38 - 31]. Đối với Văn Dú, người dân Thổ ở đây không chỉ có tấm lòng thành kính cẩn phảng phất trước cảnh bát ngát, cao cả mà họ còn sợ hãi nó như một con vật có tri giác, có quyền phép làm hại người. Có ai đó trong số họ nói tới Văn Dú là nói tới sự gở lạ. Họ chỉ gọi tên quả núi trong khi tức giận nhau mà chửi rủa hay những khi thề bồi.
Bên cạnh miêu tả núi Văn Dú, trong Vàng và Máu, tác giả còn tái hiện cảnh hang thần, nơi bọn người Tàu để của "Hang thần trông cũng không to: bề cao bằng nửa cây gạo già mọc trước cửa. Miệng hang loe ra như cái miệng hũ. Phía trên có chỗ toác ra như một cái môi rách, phía dưới có hai tảng đá dài và nhọn đâm lên ở hai bên mép như hai cái nanh... Trên cửa hang chi chít các giống thảo mộc kỳ dị lấp lánh vì nước mưa phùn mới rửa..." [38 - 38]. Phía hữu hang thần là: "Mấy cây dại hình thù kỳ quặc; những cây này đang uốn có sát chân núi, cây thì chui ra khỏi một tảng đá vỡ, cây thì để cho dây leo quấn chằng chịt" [38- 38]. Có thể nói hang thần được tác giả miêu tả giống như một con vật hung ác, sẵn sàng cướp đi tính mạng của những người đến gần nó. Chính vẻ hoang sơ kỳ dị của hang thần đã khiến cho hai người Thổ hoang mang, hai mắt mở lớn, người thì nhìn tả, người thì liếc hữu "Hang này cách
đất độ bốn năm thước, cửa hang to bằng một cái nong. Không thể biết hang nông hay sâu. Trông vào thì thấy mù mịt đen..." [38- 95]. Thế Lữ đã huy động mọi giác quan để miêu tả hang thần. Vì vậy đã gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Trong Vàng và Máu những đoạn tả cảnh Văn Dú, hang thần,
những xác chết vừa có nét tinh tế của cây bút hiện thực, vừa có những cảnh vật cải dạng dưới con mắt của một thi nhân, thành ra tỉ mỉ mà không khô khan, rùng rợn mà vẫn thi vị.
Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong một đêm trăng lại là cảnh đêm trăng miền núi rừng vừa hùng vĩ, vừa ghê sợ. Cảnh được cảm nhận từ thính giác của nhân vật tôi "Một giải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong một thứ giọng rù rù tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa ra những tiếng bí mật... xa xa rõ thực ra, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy một thêm gần rồi lại xa dần, rồi lại như biến đi mất..." [38 - 43]. Trong Lưỡi Tầm sét lại là âm thanh "Tiếng kêu xột xoạt như có tay ai xoa lên" trên mái nhà "Tiếng vụt qua khe cửa nghe rít lên từng hồi giận dữ và thê thảm" [38- 188].
Qua trí tưởng tượng phong phú, sự kết hợp hài hoà nhiều giác quan trong quá trình miêu tả cảnh vật, kèm với một cây bút hoạ cảnh tài tình. Thế Lữ đã miêu tả thành công những cảnh vật thiên nhiên trong truyện "kinh dị" của mình. Cảnh được miêu tả hiện lên trong các tác phẩm này thường là cảnh thiên nhiên hoang vắng ghê rợn. Cảnh vật đó góp phần quan trọng trong việc làm nổi bật thế giới "kinh dị" của Thế Lữ.
Bên cạnh việc mô tả thành công bức tranh thiên nhiên tác giả còn thành công trong việc mô tả cái rùng rợn từ thế giới con người. Cái rùng rợn từ thế giới con người có thể là sự xuất hiện bất ngờ lạ lùng, bí ẩn của những người phụ nữ.
Người phụ nữ trong Truyện kinh dị của Thế Lữ có một vẻ đẹp khác thường. Trong một đêm trăng cô gái xuất hiện vào đêm khuya thanh vắng ở trong rừng. Vẻ đẹp lạ thường của cô gái khiến nhân vật tôi phải thốt lên: "Trời ơi! Con gái Thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi tỉnh hay mơ" [38- 11].
Cô gái trong Lưỡi tầm sét lại vào nhà anh Kỳ trong một hoàn cảnh đặc biệt vào một đêm khuya mưa to, gió lớn: "Một người đàn bà, một người con gái thì đúng hơn - mình mấy trần truồng, chỉ còn mấy mảnh quần áo rách bươm không đủ che thân, đáng đứng vừa run vừa nhìn chúng tôi một cách kinh hoàng. Mặt xanh xám nhưng trông vẫn thấy đẹp" [38-193] Không chỉ có vậy, người này còn có cử chỉ hành động lạnh lùng "ôm choàng ngay lấy kỳ không chịu bỏ ra nữa..." [38-193] có hỏi thì cô gái chỉ lắc đầu không thưa, sau đó bỏ đi khiến hai người kinh ngạc. Để giải toả sự ngờ vực họ mở cửa ra ngoài xem cô gái đi đâu nhưng họ không thấy cô gái đi đâu cả.
Ở truyện Trại Bồ Tùng Linh người đàn bà xuất hiện vào ban đêm nơi
trại Bồ hoang vắng, u tịch. Tác giả dành khá nhiều đoạn để miêu tả vẻ đẹp của người đàn bà này. Đó là người đàn bà đẹp đến kỳ dị: "Giữa khung cửa sổ một khuôn mặt lặng lẽ, trắng một cách lạ, một khuôn mặt đàn bà rất trẻ đẹp, một vẻ đẹp tuyệt mỹ, đẹp đến lạnh mình" [38-298] không chỉ có vẻ đẹp lạ thường, người đàn bà còn có những hành động bí ẩn xuất hiện như đã có ở đó từ bao giờ và thoáng biến ngay như không bao giờ có khiến Tuấn kinh ngạc dị thường. Sự xuất hiện đấy bí ẩn của người đàn bà trong truyện Trại Bồ Tùng Linh đã đưa người đọc vào một không khí huyền bí của những mẩu chuyện kỳ
dị lạ lùng trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
Truyện kinh dị của Thế Lữ bên cạnh những trang miêu tả cái chết ghê rợn, tác giả còn khắc hoạ diễn biến tâm lý thầm kín trong đáy sâu tâm hồn nhân vật khi những nhân vật đó phải đối mặt với những điều bất thường. Còn diễn biến tâm lý của nhân vật được miêu tả trong truyện thần kỳ chủ yếu được
miêu tả bằng phương pháp "vẽ rồng chấm mắt". Ví dụ trong Liêu trai chí dị chỉ cần một vài chi tiết đơn giản người viết đã nêu lên được cái thần của vấn đề diễn biến tâm lý nhân vật trong truyện kinh dị của Thế Lữ được miêu tả công phu, tỉ mỉ, chi tiết.
Đó là tâm trạng ghê sợ của hai người đàn ông Thổ thuộc Châu Kao Lâm khi đến hang văn Dú trong truyện Vàng và máu: "Hai người Thổ cùng nín tiếng, hai mắt mở lớn, người thì đưa nhìn tả, người thì liếc hữu, rồi lại trông vào cái lỗ hang đen tối âm thầm" [38-38]. Khi nhìn thấy một người chết treo dưới cây bàng trụi lá ở gần cửa hang thì hai người Thổ "Hai bác Thổ nắm chặt lấy tay nhau, không dám tiến, không dàm lùi, quanh mình chỗ nào cũng thấy toàn sự chết" [38-40], tâm trạng của ông Châu và những người bộ hành khi nhìn thấy cảnh tượng quái gở kinh hoàng: "ông cũng sửng sốt như họ, đứng lặng không nói được gì.." [38-77].
Truyện Cái đầu lâu là tâm trạng hồi hộp lo sợ của mọi người, đặc biệt là anh Chung khi nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ cái đầu lâu mà anh Thao mang về vào đêm khuya: "Chúng tôi cũng hết sức lắng tai tiếng đồng hồ đeo tay anh Lịch nghe rõ mồn một. Tôi đếm tiếng tích tắc để biết thời gian, nhưng mãi cũng sinh chán. Tay Chung vẫn sắm chặt lấy cánh tay tôi, nhưng hơi run run. Còn tôi thì cứ muốn quát to lên, quát rất lớn để phá tan cái yên lặng ghê gớm lúc đó" [38-184].
Truyện Trại Bồ Tùng Linh, tác giả đã miêu tả nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật Tuấn. Đó là tâm trạng kinh ngạc, ghê sợ của Tuấn khi thấy người đàn bà xuất hiện rồi biến mất trong đêm: "Thốt nhiên một cảm tưởng là lạ ám đến, anh trờn trợn như mình có người chú ý, ngửng đầu lên trong khung cửa sổ, một người rất đẹp đang nhìn anh, lẳng lặng và miệng như mỉn cười. Tuấn chưa hết kinh ngạc thì người ấy đã lui ngay, nhẹ nhàng như lẩn biến vào
bóng tối..." [38-299;300] và tâm trạng khi chờ đợi người đàn bà xuất hiện: "Tuấn nắm tay lại, nhìn phắt lên: ngoài cửa sổ vẫn không có gì khác. Hơi Tuấn thở vội, hỗn loại với nhịp trống, Tuấn sững sờ và thấy mình ngộ nghĩnh đáng nực cười..." [38-305].
Có thể nói ngòi bút tài hoa của Thế Lữ đã thành công khi lách vào những ngõ ngách thầm kín, lắt léo nhất trong tận đáy sâu tâm hồn nhân vật Tuấn để tìm hiểu, để mổ xẻ và khám phá.
Nhưng đặc biệt hơn cả, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc qua những truyện kinh dị của Thế Lữ là những cảnh mang không khí rùng rợn ly kỳ. Đây là nét độc đáo, đồng thời cũng là nét khác căn bản thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật, cá tính sáng tạo của Thế Lữ so với những truyện truyền kỳ.
Như chúng ta đã biết, truyện truyền kỳ viết về yêu ma, hồ, quỷ mà "Không hề gây ấn tượng rùng rợn" trái lại còn "có phần gần gũi, thân thiết", "bình dị thấm đượm tình người". Ví như trong gần 900 trang Liêu trai rất khó tìm ra những đoạn miêu tả cảnh tượng khủng khiếp khiến người đọc phải đứng im, dựng tóc gáy. Nếu có cũng chỉ là vài hình ảnh lướt qua, chiếu lệ, không để lại cảm xúc gì sâu đậm. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả bởi Bồ Tùng Linh chỉ muốn mượn ma, hồ để nói về con người, về cuộc sống con người.
Khác với Bồ Tùng Linh, mục đích chính của Thế Lữ khi viết về những chuyện “kinh dị” là để tìm đến "những cảm giác mới lạ và mãnh liệt" nhằm thoả mãn trí tưởng tượng của mình. Bởi vậy trong những trang truyện kinh dị của Thế Lữ ta thấy in đậm những yếu tố ly kỳ rùng rợn.
Truyện Vàng và máu là một trong những truyện xuất sắc mà Thế Lữ tỏ ra một văn gia có biệt tài, tài tình về cách xây dựng cốt truyện, tình huống đồng thời xây dựng nhiều yếu tố ly kỳ rùng rợn, khiến người đọc phải rùng mình. Dưới một cây bàng trụi lá gần hang... "Một người chết treo dưới 1 cây
bàng trụi lá mọc trên bức tường đổ nát mà mốc rêu. Người chết hình vóc to lớn, đầu có bím vắt ra sau lưng, chiếc dây chão thõng xuống thắt nút ở sau gáy và lẳn vào cổ, làm cho cái mặt phị, xám hơn bộ quần áo chàm ướt, cúi gằm xuống mà nhìn người ta bằng hai con mắt có tròng đen..." [38-40]. Cái xác co quắp của Nùng Khai ở ngoài cửa hang: "Nùng Khai nằm hơi nghiêng đầu trở về phía hang cánh tay trái đè dưới mình, cánh tay phải khuỳnh vào đưa lên trên không, cứng như que củi gãy, ngón tay và ngón chân đều rút quặp lại, chân trễn dũa thẳng, chân dưới hơi cong lên..." [38-78].
Ấn tượng hãi hùng từ những xác chết không dừng lại ở đó, tác giả còn dấy lên đỉnh điểm của sự rùng rợn với những xác chết ngổn ngang mà ông Châu và bọn bộ hạ khi vào trong hang thần bắt gặp: "Một bọn năm, sáu người đàn ông nằm ngồi hỗn độn bên những tảng đá cuội cực to, gần sát chân vách đá... Bằng ấy các xác cứng đơ như tượng gỗ" [38,85,88]. Kết thúc tác phẩm dường như tác giả vẫn chưa thoả mãn, ông còn để xác của người Thổ Kao Lâm chết treo trên cây ổi nhà ông Châu. Có thể nói Vàng và Máu tác giả đã bày ra một loạt xác chết, qua đó tạo nên một ấn tượng ghê rợn, hãi hùng về câu chuyện vào hang lấy vàng của người Thổ. Tác giả đã dựng lại cả một không khí ảm đạm, chết chóc bao quanh núi Văn Dú. Phải là một nhà văn có trí tưởng tượng phong phú, Thế Lữ mới tạo nên được một không khí ly kỳ đến như vậy.
Truyện Cái đầu lâu có nhiều tình tiết ly kỳ khiến người đọc rợn tóc
gáy. Đó là những tiếng "nghiến răng ken két" phát ra từ ban đêm, từ phía cái đầu lâu để trên bàn giấy mà anh Thao lấy ở nhà thương mang về. Kỳ lạ thay là tiếng nghiến răng cứ trẻ nhỏ sau to dần, có tiếng người thì lại ngưng bặt. Không chỉ như vậy, cái đầu lâu còn "nghoảnh mặt về phía giường nhân vật tôi nằm" rồi còn "lắc lư như thằng phổng nhựa của trẻ con chơi". Đến lúc này tâm trạng kinh sợ mà những điều kinh dị trên gây ra có lẽ không còn là của các nhân vật trong tác phẩm nữa mà trở thành tâm trạng của người đọc.
Đọc truyện Ông Phán nghiện, người đọc phải rùng mình ghê sợ trước cảnh tượng kỳ quái "một con rắn cặp nong lớn, mình lấp lánh như chiếc khăn quàng bằng lụa bóng đang yên lặng nằm vắt qua cổ ông Phán" [38-1947]. Rồi cái chết bi đát: "Ông Phán nằm chết cóng trên bàn đèn tắt, mà con rắn thì cuốn chặt lấy cổ ông, đầu nó đang cố rúc vào mũi ông ta, như muốn tìm cái hơi thuốc phiện ở trong ấy" [38-151].
Truyện Hai lần chết cũng là một truyện khá ly kỳ hấp dẫn. Theo dõi diễn biến câu chuyện người đọc không khỏi rùng mình khi đọc đến cảnh tượng Tâm bật nắp quan tài tỉnh dậy, thấy Mão ngồi bên cạnh quan tài chăm chú tờ di chúc. Thấy Tâm tỉnh lại, Mão đã tìm cách giết anh dìm nắp quan tài xuống lấy thuốc định tiêm cho Tâm. Điên dại vì sự hiểm độc của Mão Tâm đã vùng dậy bóp cổ Mão chết rồi bỏ vào quan tài. Ra toà Tâm được trắng án vì chính Mão là người định giết hại Tâm. Ít lâu sau Tâm chết gục đầu bên tờ di chúc thư để lại của cải cho Viện tế bần.
Tóm lại, với trí tưởng tượng phong phú, kết hợp giữa ảo và thực, Thế
Lữ đã thành công trong việc tạo dựng không khí rờn rợn, ly kỳ cho các truyện kinh dị của ông. Kết quả giữa ảo và thực, giữa có và không, giữa những điều