Phƣơng pháp nghiên cứu ổn định điện áp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện.pdf (Trang 47 - 49)

Vấn đề ổn định điện áp đã được nghiên cứu và phân tích trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các sự cố tan rã HTĐ nghiêm trọng liên quan đến hiện tượng sụp đổ điện áp trong những năm gần đây, vấn đề này vẫn là một trong những vấn đề nóng hổi đối với các nhà nghiên cứu và các cơ quan điện lực. Rất nhiều các nghiên cứu tiến hành trên nhiều khía cạnh của vấn đề tính ổn định điện áp được liệt kê trong các tài liệu tham khảo [1], [2], [23], [24], [25]. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề sau:

Công cụ trợ giúp và kỹ thuật tính toán: việc lựa chọn công cụ trợ giúp và

kỹ thuật tính toán thích hợp để hiểu được cơ chế của vấn đề ổn định điện áp và đưa ra các quyết định vận hành và qui hoạch dựa trên nhiều quá trình mô phỏng đáng tin cậy hơn. Phân tích trào lưu công suất, phân tích trạng thái gần ổn định và phân tích ổn định quá độ là các công cụ chính có thể được lựa chọn để phân tích tĩnh và động hệ thống điện.

Vấn đề Mô hình hóa thiết bị: việc lựa chọn mô hình và các kịch bản thích

hợp hoặc các sự cố để mô phỏng gắn với sự cố sụp đổ điện áp là rất quan trọng. Tương tác của tải hệ thống và thiết bị, chẳng hạn như các thiết bị bảo vệ máy phát, OEL, ULTC, tụ bù ngang và xa thải phụ tải đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Các chỉ số: các chỉ số có thể được sử dụng để hỗ trợ người vận hành xác định

xem trạng thái của hệ thống an toàn hay nguy hiểm. Ngoài ra, chúng có thể được xem là các tiêu chuẩn cho việc đánh giá tính an toàn hệ thống.

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 2 44

Chiến lƣợc điều khiển: phương pháp phòng ngừa và ngăn ngừa được cần

đến để giảm bớt sự sụp đổ điện áp. Trong các trường hợp mà tiêu chuẩn về tính ổn định điện áp không được đáp ứng, các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn phải được thiết kế để tăng cường cho hệ thống đáp ứng các tiêu chuẩn này.

Rất nhiều phương pháp nghiên cứu liên quan đến hiện tượng sụp đổ điện áp được liệt kê trong các tài liệu tham khảo [23], [24],và [25]. Các phương pháp này có thể được phân loại thành hai nhóm và tổng kết như trong hình vẽ dưới đây:

Phƣơng pháp nghiên cứu sụp đổ điện áp

Phương pháp dựa trên việc tính toán trào lưu công suất

ở chế độ xác lập Các phương pháp dựa trên chỉ số ổn định tĩnh Kết hợp giữa phân tích tĩnh và mô phỏng động Tính toán dòng công suất, khả năng truyền tải lớn

nhất Tính toán lặp bài toán phân bố trào

lưu công suất Phân tích đường

cong PV hoặc QV Tính giá trị riêng nhỏ

nhất của ma trận Jacobian

Kỹ thuật phân tích mode và hệ số tham gia Xác định vị trí điểm mất

ổn định Saddle bằng kỹ thuật tiếp tuyến liên tục Kỹ thuật phân tích độ nhạy của giá trị riêng Phương pháp Lyapunov để

nghiên cứu dao động điện

Mô phỏng thời gian thực, hoặc mô phỏng dài hạn Các hƣớng tiếp cận tĩnh Các hƣớng tiếp cận động

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 2 45

Hình vẽ 2-12: Các phương pháp nghiên cứu sụp đổ điện áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện.pdf (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)