Ảnh hƣởng của bộ điều áp dƣới tải (ULTC) đến sự sụp đổ điện áp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện.pdf (Trang 84 - 87)

b. Mô hình tải động

3.3.1.3. Ảnh hƣởng của bộ điều áp dƣới tải (ULTC) đến sự sụp đổ điện áp:

Để tự động điều chỉnh điện áp của máy biến áp người ta trang bị bộ phận tự động điều áp dưới tải (ULTC). Sự làm việc của ULTC ảnh hưởng đến các phụ tải phụ

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 3 81

thuộc điện áp nhìn từ phía hệ thống truyền tải trong HTĐ [2], [39]. Thông thường, một máy biến áp được trang bị ULTC sẽ cung cấp điện cho các đường dây trong hệ thống phân phối. Chức năng của ULTC là để điều chỉnh điện áp của đường dây tải điện về giá trị ban đầu khi tải thay đổi. Khi điện áp của hệ thống điện giảm thì điện áp của tải cũng giảm. Các đầu phân áp sẽ tự động dịch chuyển sau khoảng thời gian định trước để khôi phục lại phụ tải nếu như độ lệch điện áp đủ lớn (hoặc vượt quá ngưỡng). Khi thay đổi đầu phân áp sẽ làm tăng điện áp trong mạng lưới phân phối, theo đó yêu cầu về công suất phản kháng trong hệ thống truyền tải sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh của ULTC có thể gây nguy hiểm cho một hệ thống điện khi có sự cố nguy hiểm. Đặc biệt là trong điều kiện phụ tải lớn hoặc một số nguồn phát công suất phản kháng đạt giá trị tới hạn. Khi điện áp một số nút là khá thấp, việc thay đổi vị trí đầu phân áp ULTC sẽ làm tăng công suất phản kháng yêu cầu từ hẹ thống truyền tải để cung cấp cho tải. Vì vậy, ULTCs có thể có tác dụng ngược lại, và làm nguy hiểm thêm đối với mất sự ổn định điện áp. Trong phần này, ảnh hưởng của ULTC đến sụp đổ điện áp được đưa vào tính toán bằng cách mô phỏng động.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của ULTC đến sụp đổ điện áp, chúng tôi xem xét hai trường hợp C và D (liệt kê trong Bảng 3-2) tương ứng với trường hợp không có và có sự làm việc của ULTC. Sự so sánh về giá trị điện áp tại nút 11 trong hai trường hợp C và D mô phỏng trong thời gian 200(s) được biểu diễn trong Hình vẽ 3-. Trong trường hợp C do không có ULTC và OEL nên điện áp trên nút 11 không được phục hồi về giá trị ban đầu. Điện áp ổn định ở giá trị 0.885(pu). Trong trường hợp D, sau khi điều chỉnh đầu phân áp điện áp được phục hồi. Do đó điện áp cuối cùng trên thanh cái 11 trong trường hợp D cao hơn trong trường hợp C.

Sự dịch chuyển của ULTC được vẽ trên Hình vẽ 3-. Hệ thống đáp ứng khi có sự cố bằng cách điều chỉnh vị trí đầu phân áp ở phía cao áp của MBA nút 10, để mà duy trì điện áp ở phía hạ áp – nút 11. Tuy nhiên vì điện áp đã đạt đến giới hạn dưới của bộ điều áp (ở đây ta đặt giá trị là từ 0,9-1,1pu) nên điện áp ổn định ở giá trị 0.90(pu) nhỏ hơn giá trị ban đầu là 0.9065(pu).

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 3 82

Trình tự mô phỏng được mô tả như sau::

 Tại t=5(s): cắt một mạch đường dây 6-7. Hệ thống điện trải qua quá trình quá độ.

 Tại t=35(s): bộ ULTC bắt đầu kích hoạt. bước dịch chuyển đầu phân áp đầu tiên hoàn thành sau đó 5 (s) lúc t=40(s). Khoảng thời gian giữa hai bước dịch chuyển là 10 (s).

 Lúc t=100(s), bộ ULTC đạt giá trị ngưỡng dưới của dải điều khiển điện áp và bộ đếm thời gian được đặt lại về giá trị 0. Điện áp của nút 11 đạt giá trị ổn định ở 0.9(pu) tại t=200(s) (kết thúc mô phỏng)

0.95 V V OL TA GE M A GN ITU D E ( P U) 0.85 0.87 0.91 0.93 0.89

Hình vẽ 3-5: Điện áp ở nút 11 trong các trường hợp C (không có ULTC) và D (có ULTC)

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 3 83 0.92 V OL TA GE M A GN ITU D E ( P U) 0.82 0.84 0.88 0.90 0.86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện.pdf (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)