ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 1 Vị trí địa lý.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh.pdf (Trang 27 - 29)

2.1.1. Vị trí địa lý.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ với diện tích tự nhiên là 3.541,5015 km2

Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh là cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời là cửa ngõ phí bắc qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc.

Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm kinh tế chính trị của Việt Bắc nói riêng và đồng bằng Trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là một cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc bộ.

Tóm lại, Thái Nguyên có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.

2.1.2. Dân số

Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, dân số Thái Nguyên năm 2005 là 1.108.775 người, tốc độ tăng dân số năm 2005 là 1,17%/năm. Mật độ dân số năm 2005 là 313,08 người/km2. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn năm 2005 là 23,41-76,59%. Năm 2005 lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ tương đối cao 78,64%. Thái Nguyên có 8 dân tộc là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao lan, Mông & Hoa trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 76% và 7 dân tộc còn lại khoảng 24%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 H ình 2. 1 Bả n đồ hà nh chín h tỉnh Th ái N guyê n

---  26  ---

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)