- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW, đã đưa vào vận hành năm 2006.
a. Tiềm năng lý thuyết
Căn cứ vào các số liệu về diện tích tự nhiên của tỉnh và bảng số liệu bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm của tỉnh Thái Nguyên ta có thể tính toán sơ bộ tổng tiềm năng lý thuyết của nguồn năng lượng mặt trời như sau:
Tổng bức xạ trung bình của Thái Nguyên: 110,2 kcal/cm2.năm. Diện tích của tỉnh 3541,5 Km2
= 3541,5.1010 cm2
Từ hai số liệu trên ta sẽ xác định được sơ bộ tổng tiềm năng lý thuyết trung bình của tỉnh:
ALT = QTB. STN Trong đó:
ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình QTB: Tổng bức xạ trung bình
STN : Diện tích tỉnh Thái Nguyên
ALT = 110,2.3541,5.1010 = 390273,3.1010 Kcal/năm = 1626138,75.1010 KJ/năm
= 451,7.1010 KWh/năm = 4517 tỷ kWh/năm
Toàn bộ tiềm năng lý thuyết trên nếu ta dùng để sản xuất điện và sử dụng công nghệ Pin mặt trời, hiệu suất 10% ta sẽ tính được tiềm năng phát điện của năng lượng mặt trời:
ALTĐ = ALT. PMT
Trong đó:
ATLĐ: Tiềm năng phát điện của năng lượng mặt trời ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình
PMT : Hiệu suất của Pin mặt trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn --- 53 ---
Hiện nay tổng tiêu thụ điện cả nước ta là khoảng 50 – 55 tỷ kWh/năm. Tiềm năng phát điện lý thuyết của NLMT trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 451,7 tỷ kWh/năm. Như vậy NLMT ở TN có tiềm năng lớn gấp 8 -9 lần tiêu thụ điện cả nước hiện nay.
Nếu dùng để sản xuất nhiệt với công nghệ hiệu ứng nhà kính, hiệu suất 40% . Ta có tiềm năng nhiệt của năng lượng mặt trời:
QLTN = ALT. BTP
Trong đó:
QLTN: Tiềm năng nhiệt của năng lượng mặt trời ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình
BTP : Hiệu suất của bộ thu phẳng
QLTN = 1626138,75.1010. 40% = 651255,5.1010 KJ/năm