Tài nguyên rừng:

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh.pdf (Trang 30 - 31)

Theo tài liệu của cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên còn khoảng 205.816,20 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 58,10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 103.774,03 ha, rừng trồng là 48.500,30 ha. Rừng phòng hộ là 49.473ha, rừng đặc dụng là 28.190, rừng kinh tế là 74.612ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 53.533,60 ha, chiếm 15,10% diện tích tự nhiên, đây là diện tích đất trống, đồi trọc. Diện tích đất trống đồi trọc này (phần lớn là diện tích rừng tự nhiên trước kia bị tàn phá) có thể được coi như là một tiềm năng cho việc phát triển ngành lâm nghiệp vừa là nhiệm vụ của tỉnh trong việc nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Tóm lại, Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên – xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và với tốc độ tăng dân số khá cao thì nhu cầu sử dụng điện của tỉnh ngày càng tăng. Hơn nữa, dân cư gồm nhiều dân tộc ít người đời sống kinh tế, văn hoá còn thấp cần được quan tâm phát triển. Do đó điện lưới quốc không đáp ứng đủ nhu cầu, việc sử dụng điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo sẽ khắc

---  28  ---

phục được tình trạng thiếu điện. Mặt khác, Thái Nguyên có nguồn năng lượng mới và tái tạo khá dồi dào. Với lượng mưa hàng năm tương đối lớn và một hệ thống sông suối khá dày đặc tạo cho Thái Nguyên một tiềm năng phong phú về thuỷ điện. Diện tích tự nhiên của tỉnh chủ yếu là rừng núi, nền kinh tế nông – lâm nghiệp là chính cung cấp cho tỉnh tiềm năng sinh khối rất lớn, nguồn năng lượng mặt trời cũng rất đáng kể.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh.pdf (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)