Khảo sát Sách bài tập NXB Giáo dục, 2008

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.3.Khảo sát Sách bài tập NXB Giáo dục, 2008

* Sách bài tập do G.S Phan Trọng Luận chủ biên.

Sách gồm 2 phần: Phần 1 là câu hỏi bài tập, phần 2 gợi ý làm bài.  Bài “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”: Lớp 11

- Phần bài tập gồm 5 câu hỏi.

Câu 1: Yêu cầu giải quyết bài tập trong SGK đó là yêu cầu HS phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Câu 2: Yêu cầu tóm tắt đoạn trích.

Câu 3: Yêu cầu cảm nhận về nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Câu 4: Yêu cầu học sinh phát hiện, phân tích mâu thuẫn trong vở kịch. Các câu hỏi trên, việc đề cập đến đăc trưng của thể loại kịch còn mờ nhạt, chủ yếu mới yêu cầu phát hiện mâu thuẫn.

- Phần gợi ý trả lời câu hỏi rất cụ thể.

Bài “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”: Lớp 12

- Phần bài tập gồm 3 câu hỏi.

Câu 1: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Trương Ba trong đoạn trích. Câu 2: Yêu cầu học sinh tưởng tượng một số kết cục khác.

Câu 3: Yêu cầu học sinh phát biểu về mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn từ đó liên hệ với thực tế đời sống.

Như vậy, nhìn vào các câu hỏi sách bài tập đưa ra chủ yếu phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh chứ chưa có câu hỏi nào đề cập đến đặc trưng thể loại kịch.

- Phần gợi ý trả lời rõ ràng, cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của các câu hỏi.

* Sách bài tập do G.S Trần Đình Sử chủ biên.

Bài “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”: Lớp 11

Câu hỏi 2: đề cập đến xung đột kịch.

Câu 3 và 4: Yêu cầu học sinh tìm hiểu tính cách nhân vật.

Câu 7 và 9: Yêu cầu học sinh phát hiện và nhận xét về ngôn ngữ kịch.  Bài “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”: Lớp 12

Câu hỏi 1: Yêu cầu học sinh xác định xung đột kịch cơ bản. Câu 3,4: Đề cập đến đối thoại kịch, tính cách nhân vật.

Câu 6: Yêu cầu nhận xét về nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ được thể hiện qua đoạn trích.

Các câu hỏi đã bám vào đặc trưng nghệ thuật kịch, làm nổi bật được đặc điểm kịch của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ. Sau những câu hỏi sách đưa ra những gợi ý để giải quyết các câu hỏi song có câu còn rất sơ lược, có câu không gợi ý mà yêu cầu học sinh tự làm (câu 6,7 bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt).

Nhìn chung cả 4 cuốn sách bài tập (lớp 11,12) có rất nhiều ưu điểm: Bám sát vào nội dung bài học, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Về cơ bản các bài tập đã đáp ứng được yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tính nghệ thuật. Giá trị đoạn trích được làm sáng tỏ. Đối với học sinh khá giỏi thì không đơn điệu nhàm chán vì nó không trùng lặp với những gì sẵn có trong sách vở, tài liệu, học sinh có cơ hội bộc lộ năng khiếu cá nhân. Tuy nhiên đối với học sinh trung bình, yếu, đặc biệt đối với nhiều học sinh hệ Giáo dục thường xuyên thì những gợi ý trong sách khó có thể để các em hình thành được những thao tác viết bài.

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 28 - 30)