Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).

- Ông một trong những nhà văn yêu nước tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là một nghệ sĩ giàu lòng yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng sớm tìm đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trở thành thành viên chủ chốt của phong trào văn hoá cứư quốc. Sau cách mạnh, Nguyễn Huy Tưởng đã đem hết nhiệt tình, tài năng của mình góp phần xây dựng nền văn học mới ở thời kỳ đầu còn non trẻ bằng những hoạt động tích cực và có hiệu quả trong cương vị chủ chốt của hội văn hoá cứu quốc và sau đó ở Hội văn nghệ Việt Nam.

- Nhà văn là cây bút thiên về đề tài lịch sử, đồng thời cũng là người viết ở nhiều thể loại văn học: tiểu thuyết, ký, kịch, truyện phim... ở mỗi thể loại ông đều có những đóng góp đáng kể.

- Trước cách mạng tháng Tám - 1945, các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều đi sâu khai thác các sự kiện, các nhân vật lịch sử nước nhà. Khi viết về đề tài lịch sử Nguyễn Huy Tưởng không rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi như một số cây bút thiếu trách nhiệm. Qua đề tài lịch sử, ông ca ngợi tinh thần dân tộc, khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc, nhà văn luôn luôn quý trọng, nâng niu trang sử dân tộc. Trong lúc chưa tìm ra một lối đi, Nguyễn Huy

Tưởng gửi gắm vào trang viết một tấm lòng yêu nước, quý trọng đồng bào, nhân dân. Nhà văn không hề xa rời hiện thực khi quay lại ca ngợi quá khứ, ông luôn dùng trí tưởng tượng phong phú để điểm tô cho trang sử thêm sinh động, trong tô điểm có tưởng tượng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử vẫn luôn giữ được sự trung thực, vì vậy mà rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ với hiện tại, tạo nên sự sinh động và gần gũi bạn đọc.

- Nguyễn Huy Tưởng thường quan tâm trăn trở, suy nghĩ về thời cuộc, lúc này nhân dân ta đang phải chịu ách thống trị của ngoại bang, Nguyễn Huy Tưởng đã suy nghĩ nhiều đến thân phận của người dân mất nước, phải làm một chút gì để góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi nô lệ, Nguyễn Huy Tưởng đã lấy lịch sử nước nhà thổi vào những tia sáng màu hồng làm rạng rỡ tinh thần dũng cảm của người dân nước Việt Nam thấy được số phận bi thương của mình mà noi theo những tấm gương của ông cha trong quá khứ để giải phóng mình, giải phóng non sông đất nước. Những trang viết của Nguyễn Huy Tưởng là những điều tâm huyết đáng trân trọng của một trí thức giàu lòng yêu nước.

Sau cách mạng tháng Tám – 1945, Nguyễn Huy Tưởng đem hết sức mình để xây dựng nền văn học cách mạng. Toàn bộ sáng tác của nhà văn ở giai đoạn này là tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Con đường sáng tác của nhà văn không ít thăng trầm, nhưng điều đáng quý ở Nguyễn Huy Tưởng là có một tấm lòng thành tha thiết với cách mạng, với dân tộc và sự trung thực của một trí thức, một nghệ sĩ khát khao sáng tạo, luôn trăn trở về công việc và trách nhiệm của người cầm bút.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng chỉ gói gọn trong khoảng hai mươi năm, ông ra đi giữa tuổi 49, tuổi đang sung sức của một cây bút đã từng trải qua hai chế độ, tài năng đang ở độ kết tinh.

Như vậy, từ một thanh niên yêu nước, giàu lý tưởng, lấy văn chương làm hành động cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã trưởng thành dưới chế độ mới và trở thành một nhà văn giàu tâm huyết và có những đóng góp quan trọng cho nền văn học mới, phản ánh con đường đi của người tri thức đến với cách mạng. Đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc là tấm lòng nhân ái, tin yêu, với những trang viết trong sáng, lạc quan, đầm ấm, đôn hậu.

Ghi nhận sự đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng, năm 1996 nhà nước đã trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho ông.

- Tác phẩm chính:

Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại

(kịch, 1948), Đêm hội long trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945),

Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Ký sự Cao Lạng (kí, 1951).

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)