Về phía giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.6.Về phía giáo viên

Thực tế cho chúng ta thấy tình trạng dạy, học văn và chất lượng bộ môn văn trong nhà trường THPT hiện nay có sự sa sút. Phụ huynh và học sinh dành tình cảm yêu mến cho bộ môn này không nhiều. Nếu chọn môn học để định hướng nghề nghiệp cho tương lai thì môn văn không được nhiều ưu ái. Đa phần sợ trượt, sợ mênh mông. Lý giải vấn đề này không đơn giản. Nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường theo đặc trưng thể loại. Thực tế không ít giáo viên dùng một giáo án dạy chung cho tất cả các lớp thuộc các đối tượng học sinh khác nhau, thậm chí giáo án lại không bám sát đặc trưng thể loại, giáo án không được bổ sung, nâng cao, cứ dạy hết năm này qua năm khác. Khi nhà

trường hay Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra chất lượng dạy và học, một số giáo viên đối phó, một số làm lại. Tình trạng này cần phải được khắc phục ở các nhà trường THPT hiện nay.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy tồn tại nhiều quan niệm về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy kịch bản văn học nói riêng.

Có ý kiến cho rằng: chỉ cần nhớ tác phẩm, đoạn trích là tốt, khi giảng chỉ cần giảng ý, học sinh nắm ý bằng tài năng phát triển ý của thầy dạy là xong.

Có người cho rằng: chất lượng bộ môn văn chính là ở các bài làm văn. Rèn được kỹ năng viết văn, thi đỗ nhiều là được. Như vậy, có quan niệm dạy văn thiên về nhồi nhét kiến thức, cảm thụ theo một mô hình cứng nhắc. Trong khi đó cảm thụ văn chương cần có sự rung động sáng tạo.

Có quan niệm: Dạy văn nhưng không hiểu về đặc trưng thể loại của tác phẩm, không chú ý đến đặc điểm của đối tượng.

Chúng tôi thấy, số lượng giờ dạy dành cho kịch bản văn học trong nhà trường THPT quá ít ỏi (6 tiết), mỗi kịch bản dạy trong 2 tiết, nếu chúng ta không có sự đầu tư soạn giảng cẩn thận, tỉ mỉ thì khó để lại cho học sinh sự rung động về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, ý nghĩa của nó với thời đại. Chúng tôi được biết khi có dịp trò chuyện với giáo viên, đa phần đọc tác phẩm lúc ngồi trên ghế nhà trường, hiện dạy học chỉ dựa vào bản tóm tắt tác phẩm SGK. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả giờ học. Có giáo viên muốn đọc lại thì không có vở kịch trong tay, thư viện nhà trường không có, đi tìm ở các hiệu sách cũng không có. Phải chăng, các tác phẩm kịch có mặt là rất mỏng ? khi giảng dạy chủ yếu tham khảo sách giáo viên. Một số giáo viên trẻ mới ra trường có bầu nhiệt huyết, yêu đời, có lượng tri thức vừa mới được tiếp thu ở trường Đại học hun đúc lên, giảng kịch say sưa nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên giờ giảng của họ quá tham kiến thức, chưa định lượng được thời gian và định lượng kiến thức cơ bản mà học sinh cần lĩnh hội. Hầu như hoạt động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của

học sinh với loại hình nghệ thuật này không có. Dạy học kịch không đúng đặc trưng thể loại, kết quả là giáo viên, học sinh chưa thực sự trở thành người đồng hành sáng tạo cùng nhà văn. Học sinh không nhận ra được nét đặc sắc của thể loại kịch và giá trị tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm đến thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại.pdf (Trang 30 - 32)