PHẦN KẾT LUẬN 126.

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 129 - 141)

1. Dựa vào những công trình nghiên cứu khoa học về truyện cười. Luận văn đã xác định rõ: đặc điểm thể loại truyện cười và lí luận về đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng tích hợp và tích cực. Đó là những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nhận diện, định hướng tiếp cận, phân tích, khám phá truyện cười và phương pháp tổ chức HS chiếm lĩnh tác phẩm truyện cười của GV trong nhà trường phổ thông.

Cụ thể, luận văn đã xác định được hướng tiếp cận truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực: đi từ việc tiếp xúc bước đầu với văn bản rồi tìm hiểu tính cách nhân vật và cốt truyện, phát hiện cái đáng cười và nghệ thuật gây cười (mâu thuẫn gây cười, kết cấu, cường điệu, ngôn từ … ) để tìm hiểu ý nghĩa của truyện trong tiếng nói của tác giả dân gian. Bên cạnh đó, bài học còn được tích hợp với Làm văn, Tiếng Việt, … để từ đó HS có tri thức và kĩ năng tổng hợp về Ngữ văn.

Trong những giờ học truyện cười GV sẽ là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng HS hoạt động đa dạng để phát huy được tính tích cực, chủ động của họ trong học tập.

2. Dưới ánh sáng của những tiền đề lí thuyết của việc dạy - học truyện cười trong nhà trường nêu trên, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế dạy học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở trường phổ thông hiện nay - với hình thức dự giờ, trao đổi, trò chuyện với GV và HS, kiểm tra kết quả học tập sau mỗi bài học của HS bằng câu hỏi … Luận văn đã trình bày kết quả khảo sát theo hai mặt: Về chương trình, SGK; Về giờ học truyện cười.

Luận văn đã chỉ ra và phân tích khá rõ kết quả đạt được và những hạn chế trong giờ học truyện cười ở trường THPT. Cụ thể là:

Về một nội dung giờ học: Cách phân tích phổ biến khi dạy truyện cười đã đi theo hướng thi pháp thể loại. Thế nhưng, đây là bài học truyện cười (hai

bài) mà chỉ dạy trong một tiết học. Do thường bị gấp rút về thời gian (hết giờ) cho nên hoặc GV khai thác chưa thật triệt để, hoặc nội dung bài học dàn trải không khắc sâu được vấn đề cốt lõi, cơ bản của tác phẩm cho HS trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Hơn nữa khi dạy bài học này, GV còn chưa thật quán triệt quan điểm tích hợp, tích cực. Vì vậy mà nội dung và nghệ thuật của tác phẩm còn rất qua loa đại khái. Qua bài học HS vẫn chưa nắm chắc được đặc điểm của thể loại này cùng dư âm ý nghĩa bài học của tác phẩm.

Về phương pháp tổ chức giờ học: đã có một số giờ dạy đề cập tới vấn đề tích hợp tích cực, song đa số giờ học truyện cười ở trường PTTH còn phải khắc phục một số hạn chế như: chưa coi trọng hoạt động bước đầu tiếp xúc với tác phẩm; GV tham kiến thức, làm việc quá nhiều trong giờ học, chưa thật sự là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của HS; Việc vận dụng phương pháp gợi tìm của GV chưa hợp lý cần có sự lựa chọn và sử dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp nhằm tích cực hoá hơn nữa hoạt động của HS trong một giờ học …

Cũng trên cơ sở thực tế việc dạy - học truyện cười theo phương pháp mới tích hợp, tích cực hiện nay luận văn đã mạnh dạn đề cập đến cách tổ chức hoạt động day-học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực cụ thể là luận văn đã xác định đựợc hai vấn đề chính: Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp; tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực.

Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp lại gồm hai vấn đề nhỏ:

- Khả năng tích hợp với Làm văn (nghĩa là những kiến thức trong văn bản truyện cười đó có thể tích hợp với những kiến thức nào của bộ môn Làm văn và ngược lại).

- Khả năng tích hợp với tiếng Việt (nghĩa là những kiến thức trong văn bản truyện cười đó có thể tích hợp với những kiến thức nào của bộ môn tiếng Việt và ngược lại).

Từ đó hướng đến vấn đề tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực. Luận văn đã đưa ra phương hướng cụ thể trong giờ học truyện cười.

- Tổ chức HS đọc văn bản truyện cười.

- Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười. - Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười

3. Nhằm khắc phục những hạn chế của thực tế, luận văn đã tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm, thành tựu nghiên cứu về dạy học truyện cười của những thế hệ đi trước, và mạnh dạn đề xuất hướng đi mới khi dạy-học truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực.

Do vậy, luận văn đã trình bày những phương án Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở các Sách tham khảo được Nxb Giáo dục và Nxb Hà Nội ấn hành, coi đó là những gợi ý quý báu để giáo viên phổ thông tham khảo. Đồng thời tác giả luận văn cũng đề xuất giải pháp riêng của mình trên các mặt.

- Vận dụng phương pháp dạy học văn theo hướng tích hợp tích cực để xác định hướng dạy và nội dung bài dạy cụ thể.

- Tổ chức giờ học truyện cười với hoạt động song phương của thầy và trò. Trong đó thầy là người giữ vai trò hướng dẫn, trò là chủ thể tiếp nhận, tích cực, chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy.

Giải pháp đưa ra được cụ thể bằng việc thực hiện thiết kế bài học về hai truyện cười trong sách Ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.

4. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc dạy - học truyện cười ở trường phổ thông không còn điều gì phải bàn bạc nữa. Bởi lẽ do điều kiện thời gian hạn hẹp, luận văn chỉ được thực hiện qua việc khảo sát đánh giá thực tế dạy học truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực trên địa bàn hạn hẹp của Bắc Giang, việc dạy thể nghiệm cũng chưa được thực hiện. Do vậy những đóng góp của luận văn có thể được xem như một trong những luống cày đầu tiên xới lên mảnh đất vừa khai thác.

Những kết quả đóng góp của luận văn trên cả hai mặt lí luận và thực tiễn dạy học truyện cười nêu trên tuy nhỏ bé song cũng có tác dụng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp tục cho các bạn đồng nghiệp sau này. Tác giả luận văn mong muốn được sự quan tâm đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này phong phú và hoàn thiện hơn.

THƢ MỤC THAM KHẢO

1. Lê Bảo – Vũ Dương Quỹ (2006), Văn bản Ngữ văn 10 (gợi ý-đọc và hiểu lời bình), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Hoàng Hữu Bội (2002), Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục.

3. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học ngữ văn 10 (phần văn học), Nxb Giáo dục.

4. Hoàng Hữu Bội - Nguyễn Huy Quát (1997), Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

5. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đường (2001), Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích hợp, Tạp chí giáo dục số 10.

9. Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên) (2006), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục số 22.

11. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí khoa học Giáo dục, số 6.

14. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học Tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000, Nxb Giáo dục.

16. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (1999), Thiết kế bài học Tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

17. Phan Trọng Luận (2000), Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Phan trọng Luận (Chủ biên) (2006), SGK và SGV Ngữ văn 10, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2006), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

20. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 Trung học phổ thông, Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Trần Gia Linh (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Truyện dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục (In lần thứ 10).

24. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2002), Ngữ văn 6, Nxb Giáo dục. 25. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

27. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2006), SGK và SGV Ngữ văn 10, tập 1, nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Hoàn Tiến Tựu (1996), Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Hoàn Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy- nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

31. Trần Nho Thìn (Chủ biên) (2006), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

32. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III,

Truyện cười - truyện trạng cười - truyện ngụ ngôn, Nxb Giáo dục.

34. Nhiều tác giả, tài liệu bồi dưỡng (2005), Nâng cao năng lực cho GV Trung học phổ thông về đổi mới Phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Hà Nội.

LỜI CẢM ƠN !

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong tổ phương pháp dạy học – khoa Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP I Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục đào tạo Bắc Giang, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn Trường THPT số II Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm. HS : Học sinh. Nxb : Nhà xuất bản. ntn : Như thế nào. GS : Giáo sư. GV : Giáo viên. THCS : Trung học cơ sở. THPT : Trung học phổ thông. TPVC : Tác phẩm văn chương. TPVH : Tác phẩm văn học. TS : Tiến sĩ. SGK : Sách giáo khoa. SGV : Sách giáo viên.

CHÚ THÍCH TRÍCH DẪN

- Phần trích dẫn gồm hai thông số đặt trong dấu ngoặc. Giữa hai thông số là dấu chấm phẩy.

* Thông số thứ nhất là số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo.

* Thông số thứ hai là số trang của tài liệu mà ở đó luận văn sử dụng trích dẫn.

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ………. 1.

1. Lí do chọn đề tài ………. 1.

2. Lịch sử vấn đề ………... 4.

3. Mục đích nghiên cứu ……… 11.

4. Đối tượng nghiên cứu ………... 11.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 11.

6. Phương pháp nghiên cứu ……….. 11.

7. Bố cục luận văn ………. 12.

B. PHẦN NỘI DUNG ……….. 13

Chƣơng 1- Cơ sở lí luận của việc dạy - học truyện cƣời theo hƣớng tích hợp và tích cực ……….. 13

1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cười ……… 13.

1.1.1 Khái niệm truyện cười ……….. 13.

1.1.2 Phân loại truyện cười ……… 16.

1.1.2.1 Truyện khôi hài ………. 17.

1.1.2.2 Truyện trào phúng ………. 18.

1.1.3 Sơ lược về thi pháp truyện cười ……… 20.

1.1.3.1 Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại ……… 20.

1.1.3.2 Thi pháp chung ở truyện cười là “Nghệ thuật gây cười” ………. 21.

1.1.3.3 Xung đột trong truyện cười ………... 27.

1.1.3.4 Kết cấu của truyện cười ……… 28

1.1.3.5 Ngôn ngữ trong truyện cười ……….. 30

1.1.4 Cách hướng dẫn HS tiếp cận truyện cười ………… 32. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.4.1 Khái niệm tiếp cận ……… 32.

1.1.4.2 Tiếp cận truyện cười ………. 32.

1.2 Nguyên tắc tích hợp và tích cực của chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ………... 34.

1.2.1 Nguyên tắc tích hợp ……….. 34.

Chƣơng 2- Tổ chức dạy - học truyện cƣời theo

hƣớng tích hợp và tích cực ……… 47.

2.1 Khảo sát việc thực thi Chương trình, SGK Ngữ văn 10 ở những bài học về truyện cười ………….. 47.

2.1.1 Về chương trình ……… 48.

2.1.2 Về SGK ………. 49.

2.1.3 Về giờ học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực ……… 51.

2.1.3.1 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Nhưng nó phải bằng hai mày ……… 51.

2.1.3.2 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Tam đại con gà ……… 55.

2.1.3.3 Nhận xét thực tế hoạt dộng của thầy và trò trong giờ học truyện cười ở trường phổ thông ………. 58.

2.1.4 Kết quả hoạt động dạy truyện cười của GV theo hướng tích hợp và tích cực (qua phiếu điều tra) …... 61

2.2 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp ……… 62.

2.2.1 Khả năng tích hợp với Làm văn ……… 62.

2.2.2 Khả năng tích hợp với tiếng Việt ……….. 65.

2.3 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực ……… 68.

2.3.1 Tổ chức HS đọc văn bản truyện cười ……… 68.

2.3.1.1 Đọc diễn cảm ……… 68.

2.3.1.2 Đọc diễn cảm truyện cười ………. 69

2.3.2 Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười ……… 71.

2.3.2.1 Truyện Tam đại con gà ………. 71.

2.3.2.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ………... 76.

2.3.3 Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười ……….. 78.

2.3.3.1 Truyện Tam đại con gà ………. 79.

2.3.3.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ………... 81.

Chƣơng 3 - Thiết kế bài học về hai truyện cƣời trong sách Ngữ văn 10 theo hƣớng tích cực và tích hợp ….. 86.

3.1.1 Giới thiệu tổng quát các sách thiết kế bài học Ngữ

văn 10 đã được ấn hành ……… 86. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Tóm lược các phương án dạy học được nêu ra trong các sách tham khảo ………... 86.

3.2 Phương án dạy học do tác giả luận văn đề xuất 119 3.2.1 Tam đại con gà ………. 112.

3.2.1.1 Định hướng dạy học ……….. 119

3.2.1.1 Tiến trình dạy học ………. 119

3.2.2 Nhưng nó phải bằng hai mày ……… 115.

3.2.2.1 Định hướng dạy học ……….. 123

3.2.2.2 Tiến trình dạy học ………. 123

C. PHẦN KẾT LUẬN 126. Thư mục thạm khảo ……….. 131

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 129 - 141)