Nhưng nó phải bằng hai mày 115.

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 125 - 129)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2Nhưng nó phải bằng hai mày 115.

3.2.2.1. Định hƣớng dạy học.

- Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày châm biếm thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại trong xã hội xưa. Truyện rất ngắn gọn nhưng lại dựng lên được một màn kịch nhỏ, khiến cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động.

- Tích hợp với một số truyện cười cùng chủ đề khác: Tuổi Sửu chứ

không phải tuổi Tí; Hai bảy mười ba, …

Với phân môn Tiếng Việt bài: Hoạt động giao tiếp; Thực hành các biện pháp tu từ; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách nghệ thuật. Cùng phân môn Làm văn các bài văn về văn tự sự (Lập dàn ý; Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu … ).

Theo định hướng trên, ở giờ học truyện cười này, hoạt động của GV và HS chỉ xoay quanh hai chủ đề.

- Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra châm biếm.

- Phát hiện những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện này trên cơ sở so sánh với truyện “Tam đại con gà” đã học.

3.2.2.2. Tiến trình dạy học.

1. Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm.

- Đọc - kể.

Yêu cầu: Từng câu, từng chữ có thể hiện mâu thuẫn gây cười, nhất là câu kết tả cử chỉ và lời nói của lí trưởng.

2. Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra châm biếm.

Gợi dẫn 1: Đọc xong truyện em cho biết: Truyện cười này quất đòn roi vào thói hư tật xấu gì? đối tượng nào trong xã hội?

Truyện cười này vạch trần thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại xã hội trước. Đối tượng phê phán ở truyện cười này là “một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”.

Gợi dẫn 2: Bằng sự lựa chọn những chi tiết cùng sự việc tiêu biểu trong truyện hãy kể lại ngắn gọn cốt truyện và dụng ý của tác giả dân gian đề cập trong truyện này?

Yêu cầu: Vì đồng tiền mà lí trưởng bất chấp công lí, xử thắng kiện cho kẻ đút lót nhiều hơn.

 Tiếng tăm bên ngoài mâu thuẫn với thực tế bên trong

Sự mâu thuẫn đó nói lên một điều: Sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi lí trưởng xử kiện.

3. Tìm hiểu nghệ thuật gây cười.

Gợi dẫn 3: Liên hệ với truyện Tam đại con gà và cho biết ở truyện này, các tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp gây cười nào?

Yêu cầu:

Trước hết, các tác giả dân gian đã tạo ra một câu chuyện đầy kịch tính.

Trước khi xử kiện, Cải đã lót trước cho thầy lí năm đồng, cứ đinh ninh là mình thắng kiện. Ngờ đâu, giữa chốn công đường thầy không điều tra, không phân tích, phán quyết ngay Cải bị “phạt một chục roi”.

Gợi dẫn 4: Hãy chú ý hoạt động giao tiếp diễn ra ở chốn công đường này, ngoài việc sử dụng phương tiện lời nói các nhân vật giao tiếp còn kết hợp phương tiện nào khác để thể hiện mục đích giao tiếp của mình? Em có nhận xét gì về cách kể - tả vụ kiện của thầy lí?

Yêu cầu:

Cải ngạc nhiên, uất ức vội tìm cách kêu xin quan xét lại bằng lời nói cùng cử chỉ, động tác để nhắc nhở thầy lí nhớ đến số tiền Cải đã lót trước. Và

rồi yếu tố bất ngờ khác lại xuất hiện: Cũng bằng cử chỉ động tác và lời nói, thầy lí đã ngầm “thông báo” lại cho cải biết lí do vì sao bị đánh.

Cách kể vụ xử kiện này rất ngắn gọn. Thầy lí chỉ nói hai câu, cải chỉ nói một câu, Ngô hoàn toàn im lặng … thế là đủ, không có thêm chi tiết thừa.

Gợi dẫn 5: Vì sao lại nói sự kết hợp giữa cử chỉ ,động tác và lời nói của hai nhân vật (Cải và thầy lí) ở trong truyện là nét độc đáo của nghệ thuật gây cười ở truyện này?

“Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm - Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:

“Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày!”.

Yêu cầu:

Như vậy các tác giả dân gian còn dùng cả thủ pháp gây cười của người bình dân xưa: chơi chữ độc đáo. Câu nói của thầy lí trả lời đúng với câu vừa hỏi, vừa xin, vừa nhắc của Cải. Thú vị ở chỗ: thầy lí cũng công nhận ở chỗ Cải có lẽ phải (đã nhận tiền – 5 đồng). Nhưng không phải ngẫu nhiên mà thầy ngừng một chút, cốt để Cải phải tự nghĩ mà cố hiểu “Nhưng nó lại phải … bằng hai mày!”. Trong câu nói có hai từ “phải”: từ “phải” thứ nhất mang nghĩa “lẽ phải”, “người phải” (cái đúng, người đúng, đối lập với cái sai, người sai); còn từ “phải” thứ hai là chỉ điều phải làm, nhất thiết phải có. Hai lần phải, phải bằng hai; quan hệ giữa số lượng và chất lượng vừa có lí vừa vô lí. Vô lí trong xử kiện nhưng có lí trong thực tế quan hệ giữa ba nhân vật.

Hoá ra lẽ phải không xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Về cách xử kiện theo tiền đút lót này thì quả thật lí trưởng là một tay nổi tiếng xử kiện giỏi.

Yêu cầu: Cải vừa mất tiền vừa bị đánh. Rõ ràng tiền mất tật mang. Oan ức mà không thể kêu oan, đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà rút ra kinh nghiệm.

4. Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm:

Gợi dẫn 7: sau khi đọc - hiểu hai văn bản trong truyện cười trong SGK, anh (chị) có ấn tượng gì về người Việt Nam bình dân xưa? Nếu yêu cầu giới thiệu ngắn gọn đặc điểm của truyện cười thì anh (chị) sẽ giới thiệu ntn?

Yêu cầu:

Truyện cười là một bằng chứng về trí thông minh, sắc sảo và tinh thần lạc quan của người bình dân xưa. Truyện cười cũng phản ánh khát vọng của họ về một xã hội công bằng, với cuộc sống yên vui, thanh bình.

- Đặc điểm của truyện cười.

+ Truyện cười rất ngắn gọn (gói kín, mở nhanh, không thừa lời, thừa chi tiết).

+ Truyện cười có kết cấu chặt chẽ (cái đáng cười luôn được đặt vào tình huống để nó diễn biến tự nhiên nhanh chóng đi đến chỗ “gay cấn”, rồi kết thúc bất ngờ.)

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 125 - 129)