Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày 76.

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 78)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày 76.

▪ Có người tổ chức HS khám phá theo cách sau:

Truyện cười này thuộc loại ngắn nhất trong số các truyện cười dân gian, vì thế phân tích cũng khó hơn. Truyện giống như một màn kịch ngắn (kịch tính khá cao), vì vậy, khi phân tích, cần chú ý đến kịch tính của truyện.

Tổ chức dạy học

- Trước hết, cần xem xét mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước đó: Quan hệ này đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí). Song mâu thuẫn lại đột ngột xuất hiện khi thầy lí tuyên bố đánh Cải mười roi. Màn kịch ngắn bắt đầu diễn ra. Một bên chủ động, còn một bên kia hoàn toàn bị động. Một bên xin xét lại, một bên cứ kết án. Động tác và lời nói của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. Quan trọng nhất là câu kết luận của thầy lí (phải và phải bằng hai) vạch trần thủ đoạn của thầy lí mà dân gian đã chỉ ra bằng câu thành ngữ “đòn xóc hai đầu”.

▪ Có người khám phá nội dung theo hướng sau:

Nhận rõ thái độ của nhân dân dối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài khi lâm vào việc kiện tụng của người nông dân lao động trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.

Tổ chức dạy học.

- Học văn bản.

+ Đọc: Có thể tổ chức cho HS đọc - kể, cũng có thể chuyển thể diễn hoạt cảnh kịch nói; phải làm sự nổi bật sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ của hai nhân vật: Cải và thầy lí khi đối thoại.

+ Tìm hiểu mâu thuẫn trong tình huống gây cười.

? Theo anh (chị), truyện có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Ý của mỗi đoạn?

HS suy nghĩ, phát biểu: có thể chia thành hai đoạn nhỏ: . Chuẩn bị – tạo tình huống.

. Xử kiện - giải quyết tình huống.

Chuẩn bị:

? Tác giả dân gian đã chọn tình huống mâu thuẫn như thế nào?

- Giới thiệu thầy lí nổi tiếng xử kiện giỏi (để người đọc chờ đợi xem thầy xử giỏi như thế nào?).

- Kể việc Cải và Ngô đều tỏ ra khôn ngoan, đều muốn thắng kiện bằng cách đút lót vì cả hai đều quá hiểu rõ bản chất tham nhũng của thầy lí.

? Việc nêu số tiền lót tay, chè lá của từng người cụ thể (Cải: 5 đồng, Ngô: 10 đồng) có mục đích gì?

- Đó chính là cơ sở để người đọc chờ đợi việc xử kiện sẽ được tiến hành theo hướng nào. Cả hai đều giấu nhau việc này (vì đó là việc làm mờ

ám, phạm pháp). Chỉ có thầy lí và chúng ta biết số tiền của cả hai. Điều này sẽ tạo sự ngạc nhiên cho Cải, và cả chúng ta, ở đoạn sau.

▪ Có người khám phá nội dung theo hướng tổ chức cho HS thâm nhập vào tác phẩm bằng các lời gợi dẫn.

Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày châm biếm thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại trong xã hội xưa. Truyện rất ngắn gọn nhưng lại dựng lên được một màn kịch nhỏ, khiến cho cái đáng cười được bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động.

Tổ chức dạy học

- Tìm hiểu đối tượng được đưa ra châm biếm.

Gợi dẫn 1. Hãy đọc truyện và cho biết: Truyện cười này quất đòn roi vào thói hư tật xấu nào trong xã hội?

Yêu cầu:

Truyện cười này vạch trần thói tham nhũng của quan lại trong xã hội trước. Đối tượng phê phán của truyện này là “một lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”. Nhưng giữa cái tiếng tăm bên ngoài và thực chất bên trong của lí trưởng lại đối lập nhau: Vì đồng tiền mà lí trưởng đã bất chấp công lí, xử thắng kiện cho kẻ đút lót nhiều hơn. Sự mâu thuẫn đó đã nói lên một điều: Sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi lí trưởng xử kiện.

2.3.3. Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cƣời.

Đọc truyện cười các em đã có thể bật ra tiếng cười. Nhưng muốn làm cho tiếng cười ấy bật ra một cách khoái trá, thích thú, hứng khởi hơn nữa thì chỉ có cách là tập trung khai thác sâu về mặt nghệ thuật của truyện cười.

Với hai truyện cười Tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày

có thể tổ chức HS đi sâu tìm hiểu, phân tích chủ yếu các mặt sau: Cách xây dựng kịch tính, cách tạo tình huống gây cười, cách kết thúc truyện để tiếng cười bật ra giòn giã. Xin dẫn ra đây một số cách tổ chức khám phá tiêu biểu theo hướng trên.

2.3.3.1. Truyện TAM ĐẠI CON GÀ

▪ Có người dùng lời gợi dẫn giúp HS khám phá nghệ thuật gây cười ở truyện này như sau:

Lời gợi dẫn: Nét độc đáo trong nghệ thuật gây cười ở truyện Tam đại con gà là gì? Từ truyện này, chúng ta có thể thấy được nét đặc trưng nào của truyện cười?

Yêu cầu:

- Về mặt kết cấu: đây là một truyện cười có kết cấu chặt chẽ: mở đầu giưới thiệu nhân vật rất ngắn gọn; tiếp đến là đặt nhân vật có thói xấu vào những tình huống thích hợp để cho nhân vật có những hành vi mâu thuẫn, trái tự nhiên rất nực cười; cuối cùng, truyện kết thúc bằng một yếu tố rất bất ngờ.

- Về nhân vật: Truyện chỉ có hai nhân vật. Nhân vật chính trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán.

- Về ngôn ngữ: Lời kể đậm đà chất dân gian …

▪ Có người sử dụng kiến thức hai bộ môn Làm văn và tiếng Việt tổ chức HS khai thác tình huống và cách kết thúc truyện để phát hiện nghệ thuật gây cười.

Tình huống đầu tiên mà thầy đồ phải giải quyết là gì? Anh ta đã giải quyết như thế nào? Tiếng cười ở đây đã bật ra chưa? Vì sao? Vì sao anh thầy đồ lại bắt học trò đọc nhỏ? Sau khi xin đài âm dương anh lại bắt học trò đọc to? Qua chi tiết thổ công đồng tình với thầy đồ, tác giả dân gian còn nhằm dụng ý gì?

- HS phân tích, lý giải, phát biểu

Định hướng

+ Tình huống đầu tiên … gặp chữ “kê” … thầy không biết → một dẫn chứng về cái dốt.

+ Tình huống thực sự xuất hiện khi thầy bị học trò hỏi gấp … thầy giải thích bừa … Tiếng cười lại bật ra từ sự liều lĩnh + sĩ diện giấu dốt thể hiện ở hai điểm: không dám công khai thừa nhận mình không biết trước học trò; sợ người khác biết cái sai của mình nên bảo học trò đọc khẽ.

Để biết chắc chắn dúng sai, thầy khấn thổ công xin đài âm dương ba lần đều được. Thầy đắc chí, hoàn toàn tin tưởng vào mình dẫn đến việc học trò đọc to.

Tiếng cười bật ra vì thầy đã dốt lại còn mê tín. Mặt khác người bình dân còn muốn chê cười cả vị thần thổ công nhà ấy cũng dốt …

- GV nêu tiếp vấn đề: Tình huống thứ hai xảy đến với thầy đồ như thế nào. Có ý kiến cho rằng, thầy đồ dốt thì quá dốt, quá mê tín rồi nhưng bù lại thầy cũng khá thông minh, nhanh trí khi biện bạch với ông chủ. Các em nghĩ sao? Cách giải thích của thầy có gì phi lí, có gì tức cười?

- HS thảo luận, có thể tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình.

Định hướng

Tình huống thứ hai xảy ra đến thật bất ngờ, khi thầy đối mặt với ông chủ đã hay chữ lại đáo để.

Bấy giờ thầy mới tự nhận rằng mình dốt và thổ công cũng chẳng giỏi hơn thầy … Nhưng thầy vẫn không chịu nhận mình là sai, thầy lại rất nhanh trí tìm cách giải thích chữ “kê” (gà) một cách sâu sắc, uyên bác …

Đến đây, tiếng cười òa ra. Ta cười anh học trò dốt nát nhưng lại giỏi chống chế. Mâu thuẫn đã được giải quyết bất ngờ mà tự nhiên, rất phù hợp với tính cách của nhân vật.

Hoạt động.

Hƣớng dẫn tổng kết - Luyện tập.

(Bằng một loạt các câu hỏi và gợi ý).

1. Mâu thuẫn khái quát của nhân vật thầy đồ được thể hiện cụ thể ở mấy khía cạnh, biểu hiện mâu thuẫn bản chất là gì?

2. Ý nghĩa phê phán của truyện là gì?

3. Tìm những từ ngữ khái quát tâm trạng của thầy đồ trong các hành động sau.

+ Khi bảo học trò đọc khẽ. + Khi xin đài âm dương. + Khi bảo học trò đọc to.

+ Khi giải thích cho bố học trò.

4. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó. 5. Đọc và nghĩ về nội dung ghi nhớ trong sách giáo khoa. 6. Sưu tầm và đọc kỹ những truyện cười về các thầy …

2.3.3.2. Truyện NHƯNG NÓ PHẢi BẰNG HAI MÀY

▪ Có người khám phá theo hướng tổ chức cho HS phân tích các tình huống mâu thuẫn, ngôn ngữ cử chỉ, lời nói.

Xử kiện.

GV yêu cầu HS nhận xét chung về cách kể - tả vụ xử kiện của thầy lí. HS nêu nhận xét cá nhân: Kể ngắn gọn, lược bỏ những chi tiết thừa, không cần thiết, tập trung vào việc đẩy cao tình huống mâu thuẫn gây cười.

Thầy lí chỉ nói hai câu, Cải chỉ nói một câu, Ngô hoàn toàn im lặng … Và thế là đủ.

? Tại sao thầy lí lại phán quyết ngay, không một bên hỏi bên nguyên, bên bị?

- Vì thầy không xử theo lí, theo pháp luật mà xử theo tiền.

? Anh (chị) có nhận xét gì về cử chỉ, hành động và lời nói của Cải và thầy lí trong cuộc xử kiện ngắn ngủi? Mối quan hệ giữa cử chỉ “xòe năm ngón tay” của Cải, cử chỉ “xòe năm ngón tay trái úp lên ngón tay mặt” của thầy lí và câu nói của Cải, của thầy lí như thế nào? Tác dụng nghệ thuật của những chi tiết đó?

HS lập bảng hệ thống so sánh.

Nhân vật Cử chỉ Lời nói Dụng ý

Cải Vội xòe năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm

“Xin xem xét lại, lẽ phải về con mà” Con đã lót tay thầy 5 đồng. Nghĩa là lẽ phải, nhờ có số tiền ấy đã thuộc về Cải. Thầy lí Xòe năm ngón tay

trái úp lên năm ngón tay phải.

“Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày” Thằng Ngô lót tay thầy 10 đồng nên “phải” bằng hai Cải.

Nhận xét: Mối quan hệ giữa cử chỉ và lời nói trong cuộc đối thoại công khai và hàm ẩn giữa hai nhân vật Cải - người đi kiện và thầy lí - Người xử kiện giỏi diễn ra thật bất ngờ và lí thú:

+ Nhân vật Cải:

. Lời nói có sau, nói to trước công đường, cho thầy lí nghe, cho Ngô và mọi người nghe. Câu nói của Cải có hai nghĩa (tường minh và hàm ẩn …).

+ Nhân vật thầy lí.

. Cử chỉ đáp ngay: xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt …

. Câu nói của thầy trả lời đúng với câu vừa hỏi, vừa xin vừa nhắc của Cải. Chú ý “Nhưng … “ không phải ngẫu nhiên mà thầy ngừng lời một chút, cốt để Cải phải tự nghĩ mà cố hiểu: “nó lại phải … bằng hai mày!” …

Từ “phải” … là cách chơi chữ thường gặp trong truyện cười dân gian.

+ Sự thật, thầy lí quen ăn của đút, xử kiện vì tiền, đã vừa kín đáo vừa trắng trợn bộc lộ ngay tại phiên tòa xử vụ kiện Cải – Ngô. Ta hiểu vì sao thầy lí mở miệng là phán quyết ngay, không cần điều tra, xét hỏi. Ý nghĩa trào phúng, phê phán thể hiện thật rõ ràng, sắc nét.

? Sau câu trả lời và cử chỉ của quan, Cải rơi vào tình trạng như thế nào? Bình luận về nhân vật Cải.

- Tổng kết

+ HS đọc nội dung phần ghi nhớ.

+ Yêu cầu: Đối chiếu với truyện cưòi Tam đại con gà, khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện cười.

▪ Có người tổ chức cho HS khám phá các mâu thuẫn, lời nói, cử chỉ và cách kết thúc truyện

- GV? Thầy lí đã xử kiện như thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng gì? tới ai?.

- HS nhận xét.

Định hướng

+ Thầy không điều tra, không phân tích, vội kết án ngay, không hề có sức thuyết phục.

+ Cải ngạc nhiên, vội tìm cách kêu xin quan xét lại. + Ngô im lặng vì đã được xử thắng kiện.

- GV hỏi tiếp: Phân tích các mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói của từng người.

- HS phân tích, phát biểu.

Định hướng: Mâu thuẫn gây cười cứ dần dần phát triển và bộc lộ theo từng cử chỉ, hành động và câu nói của hai nhân vật. Ở câu nói thứ nhất của Cải, có sự ngầm kết hợp với cử chỉ xòe năm ngón tay (5 đồng quan đã nhận) …

Cách giải thích của quan thật nhanh nhẹn, thông minh và cũng bất ngờ không kém.

Lẽ phải của nó (Ngô) = 10 ngón tay xòe = (10 đồng = 5x2 = gấp đôi) quan cũng đã nhận.

Đến đây, dù tác giả không viết, không kể, nhưng chúng ta đoán chắc, Cải phải chịu thua … trước cái lí lẽ tự nhiên, cử chỉ gọn gàng và câu nói cũng đầy hàm ý của quan.

Lẽ phải không xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Về cách xử kiện theo tiền đút lót này thì quả thật lí trưởng là một tay nổi tiếng xử kiện giỏi. Tiếng cười bật ra vì sự chứng minh chặt chẽ nhận xét ở câu đầu, theo hướng ngược lại, lẽ phải bằng tiền.

1 lẽ phải: 5 đồng. Ngô thắng; Cải bại là truyện đương nhiên. 2 lẽ phải: 10 đồng

- GV hỏi: kết quả cuối cùng đối với Cải? Có thể rút ra bài học gì. - HS bàn luận.

Định hướng:

Hoàn toàn bất ngờ. Cải vừa mất tiền lại vừa bị đánh. Oan ức mà không thể kêu oan …

- GV nêu vấn đề: Nhận xét lời kết của lí trưởng. - HS nhận xét.

Định hướng:

Chơi chữ độc đáo: phải bằng hai ; quan hệ giữa số lượng và chất lượng, vừa có lí vừa vô lí …

- GV nêu tiếp vấn đề: Bình luận về Ngô và Cải. - HS phát biểu tự do.

Hoạt động 5.

HƢỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1. Truyện vạch trần, cười cợt và phê phán bản chất gì? Của ai? Bằng cách nào? Biện pháp chơi chữ thể hiện rõ nhất ở câu nào?

2. Đọc Ghi nhớ tr.96

3. Sưu tầm tiếp một số truyện cười cùng chủ đề.

Tóm lại, trên đây là một số cách tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười, giúp HS thấy hết cái hay, cái thú vị của tiếng cười bật ra trong truyện. Từ đó mà cảm thấy khoái trá, thích thú và cũng từ đó nhận ra một cách sâu sắc ý nghĩa phê phán của tiếng cười mà tác giả dân gian đề cấp trong hai truyện này.

CHƢƠNG 3

THIẾT KẾ BÀI HỌC VỀ HAI TRUYỆN CƢỜI TRONG SÁCH NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC

Ở mục này tác giả luận văn sẽ trình bày hai nội dung sau:

3.1. Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở các sách tham khảo.

3.2. Phương án dạy học do tác giả luận văn đề xuất. Sau đây là phần trình bày cụ thể: Sau đây là phần trình bày cụ thể:

3.1. Thiết kế bài học hai truyện cƣời trong sách giáo khoa ngữ văn 10 ở các sách tham khảo.

3.1.1. Giới thiệu tổng quát các sách thiết kế bài học Ngữ văn 10 đã đƣợc ấn hành.

- Sách tham khảo do Nxb Giáo dục ấn hành.

. SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) . SGV Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) . Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) . Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, Hoàng Hữu Bội

- Sách do Nxb Hà Nội ấn hành.

. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nguyễn Văn Đường (Chủ biên)

. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn.

. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (nâng cao), Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn.

3.1.2. Tóm lƣợc các phƣơng án dạy học đƣợc nêu ra trong các sách tham khảo.

TAM ĐẠI CON GÀ

Một phần của tài liệu Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực.pdf (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)