Phối hợp với các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thpt đại từ - thái nguyên.pdf (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục

Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng vào các hoạt động trên của HS. Các lực lượng này bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn TNCS HCM địa phương, Hội phụ nữ, Hội cha mẹ HS, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh v.v...

Các tổ chức quần chúng và Hội cha mẹ HS có thể giúp đỡ cơ sở vật chất, hỗ trợ nhà trường đôn đốc hoạt động GDNGLL, đặc biệt là ngoài nhà trường nhất là trong thời gian HS nghỉ hè.

Việc phối hợp với các ngành địa phương: Ban thông tin văn hoá để tuyên truyền, cổ động, Ban thương binh xã hội làm công tác từ thiện, Ban y tế chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh làm công tác chữ thập đỏ, môi trường, dân số. Ban công an: Tuyên truyền pháp luật, bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội. Các xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã để HS gắn với đời sống, thâm nhập thực tế. Hội cha mẹ HS là một thành tố trong cộng đồng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường mặc dầu đóng vai trò chủ đạo trong

cộng đồng giáo dục nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục.

Trong xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá, công tác xã hội hoá giáo dục được nhà trường hết sức quan tâm. Đó là, phối hợp chặt chẽ trong quản lí giáo dục với bậc THCS, nhất là công tác quản lí nắm bắt số lượng các em HS giỏi, HS có năng lực hoạt động xã hội; đồng thời cũng có mối liên hệ rất tốt với các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn để từ đó có cơ sở để làm tốt hơn công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Nhà trường phải phối hợp tốt với địa phương, các tổ chức đoàn thể, tham mưu và thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên; phối hợp với Hội cha mẹ HS, với Hội khuyến học của huyện, của trường... để thực sự giáo dục mang tính xã hội và xã hội hoá giáo dục.

Công tác thi đua khen thưởng được quản lí chặt chẽ và hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác, nhà trường cũng đã thể hiện rõ vai trò của mình trong các công tác xã hội như: thăm hỏi HS, gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, HS nghèo và các đối tượng chính sách khác. Công tác giáo dục truyền thống không chỉ được lồng ghép trong giáo dục trên lớp mà còn được làm tốt trong hoạt động GDNGLL v.v...

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thpt đại từ - thái nguyên.pdf (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)