- Quyết định thành lập hay cấp Giấy phép đầu t: ………. - Ngành nghề hoạt động: ………... - Số vốn đầu t: ……….. - Thời gian hoạt động: ………... - Hội đồng quản trị: ………... - Ban Giám đốc: ………. - Công ty mẹ (đối tác liên doanh): ………. - Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: ………
II.1.4.Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kĩ thuật để thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mà Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện chủ yếu là tiếp xúc, gặp gỡ Ban Giám đốc, phỏng vấn nhân viên, hay kiểm tra sơ bộ sổ sách, chứng từ.
Nội dung của soát xét hệ thống kế toán là xác định các chính sách và phơng pháp hạch toán chủ yếu đợc đơn vị khách hàng áp dụng. Từ đó đánh giá những điểm mạnh, yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi kiểm tra trong từng phần hành. Ví dụ: nếu đơn vị khách hàng không có sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu thì rủi ro trong kiểm toán các khoản phải thu và dự phòng phải thu khó đòi sẽ tăng, có thể phải kiểm tra 100% các khoản phải thu, đặc biệt là những khoản có thời gian nợ lâu.
Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, bao hàm cả hệ thống kế toán và môi trờng kiểm soát, các thủ tục kiểm soát (đã tìm hiểu khi tìm hiểu về tổ chức, phong cách quản lí và tính liêm chính của Ban Giám đốc đơn vị khách hàng). Mục đích của công việc này là đa ra quyết định xem có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay không để giảm bớt khối lợng các thủ tục kiểm tra chi tiết trong các phần hành kiểm toán. Ví dụ: nếu các thủ tục phê duyệt việc trích lập dự phòng hàng tồn kho đợc tiến hành đầy đủ thì có thể tiến hành kiểm tra chọn mẫu (nếu chủng loại hàng tồn kho đợc lập dự phòng lớn).
II.1.5.Thực hiện thủ tục phân tích
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích đợc áp dụng để