Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên (Trang 25)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Ở nước ta ngô là cây trồng nhập nội mới được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực. Do có khả năng thích ứng rộng nên diện tích ngô được mở rộng nhanh chóng, cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa nước, đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.

Những năm trước đây do chưa được quan tâm, chú trọng phát triển nên cây ngô chưa phát huy được tiềm năng của nó. Theo thống kê năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 đến 1975 chỉ đạt 1,0 tấn/ha, sản lượng 280 nghìn tấn. Đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, sản xuất ngô ở thời kỳ này phát triển chậm là do sử

dụng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ sự hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CYMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, do không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1961 đến 2007 được thể hiện ở bảng 1.4.

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2007

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000 tấn) 1961 260,20 11,2 292,20 1975 267,0 10,5 280,60 1990 432,0 15,5 671,0 1994 534,6 21,4 1143,9 2000 730,2 25,1 2005,9 2005 1052,6 36,0 3787,1 2006 1031,6 37,0 3819,4 2007 1072,8 39,6 4250,9 Nguồn: (Tổng cục thống kê, 2008)[10]

Trong giai đoạn 1990 - 2007 sản xuất ngô ở Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Qua bảng 1.4 cho thấy năm 1990, diện tích trồng ngô ở nước ta là 432.000 ha với tỉ lệ giống lai chưa đến 1% nhưng đến năm 2007 diện tích đạt 1.072.800 ha trong đó diện tích trồng ngô lai đã chiếm khoảng 95%. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với

tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới nhưng đến năm 2007 đã đạt 81,0%. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, nhưng đến năm 2007 đã đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay 4,3 triệu tấn. Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển ngô lai thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước trong vùng, kết quả này đã được CYMMIT và nhiều nước đánh giá cao. Hiện nay có nhiều tỉnh diện tích trồng ngô lai đạt gần 100% như: Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Hà Tây (Hà Nội mở rộng ngày nay), Vĩnh Phúc…

Ở nước ta cây ngô được trồng khắp các vùng trong cả nước với nhiều vụ khác nhau, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu của từng vùng. Theo Tổng cục thống kê, năm 2008 [10], sản xuất ngô ở Việt Nam được chia thành 8 vùng trồng ngô chính như sau:

Vùng Đông Bắc: diện tích ngô khoảng 236 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 300 - 900m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Xuân, gieo vào tháng 2, tháng 3.

Vùng Tây Bắc: diện tích khoảng 172 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 600 - 1000m so với mặt nước biển, Vụ chính là vụ Hè Thu, gieo vào tháng 4, đầu tháng 5.

Vùng Đồng bằng Sông Hồng: diện tích khoảng 84,7 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 0 - 200m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Xuân, gieo vào tháng 2 , vụ Thu gieo tháng 8, vụ đông gieo tháng 9, đầu tháng 10.

Vùng Bắc Trung Bộ: diện tích khoảng 137,3 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 0 - 200m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Xuân, gieo vào tháng 1, tháng 2, vụ Đông gieo tháng 10.

Vùng Tây Nguyên: diện tích khoảng 233,4 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 400 - 900m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Hè Thu, gieo vào tháng 4, đầu tháng 5.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: diện tích khoảng 42,1 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 0 - 1000m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Hè Thu, gieo vào tháng 4, vụ đông gieo vào tháng 11, tháng 12.

Vùng Đông Nam Bộ: diện tích khoảng 126,1 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 0 - 400m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Hè Thu, gieo vào tháng 4, vụ đông gieo vào tháng 11, tháng 12.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: diện tích 36,3 nghìn ha, ngô được trồng ở độ cao 0 - 10m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ đông gieo vào tháng 11, tháng 12.

Ở mỗi vùng trồng ngô có đặc điểm về địa hình, đất đai, điều kiện khí hậu khác nhau. Các vùng ở miền núi, chủ yếu trồng ngô trên đất đồi, đất ruộng luân canh, nơi địa hình không bằng phẳng, do vậy sản xuất ngô còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình sản xuất ngô tại các vùng miền núi phía Bắc được thể hiện qua bảng 1.5.

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2005 - 2007 Tỉnh Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000 tấn) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Hà Giang 44,0 43,3 43,6 21,0 20,8 22,5 92,6 90,7 98,3 Cao Bằng 35,2 35,4 37,2 27,3 22,7 24,2 96,1 80,3 90,1 Bắc Kạn 14,6 14,2 16,1 27,3 24,9 33,7 39,8 35,3 54,3 Lào Cai 24,7 25,1 26,6 26,2 26,3 28,5 64,6 65,9 75,7 Thái Nguyên 15,9 15,3 17,8 34,7 35,2 42,1 55,1 53,9 74,9 Lạng Sơn 18,4 17,7 19,1 43,4 39,7 44,9 79,8 70,2 85,8 Phú Thọ 20,3 18,0 21,6 36,8 36,6 38,1 74,8 65,8 82,2 Sơn La 80,9 82,4 92,7 28,2 32,6 35,2 228,0 269,0 326,4 Lai Châu 16,0 17,4 18,3 18,1 18,9 19,1 28,9 32,1 35,0 Hoà Bình 33,8 32,2 33,7 28,7 33,4 36,7 96,9 107,5 123,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008)[10]

Qua bảng 1.5 chúng ta thấy Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La là các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất trong khu vực, trong đó Sơn La có diện tích tăng nhanh từ 80,9 nghìn ha (năm 2005) lên 92,7 nghìn ha (năm 2007). Hà Giang là tỉnh có diện tích trồng ngô đứng thứ hai: 44,0 nghìn ha (năm 2005). Tỉnh có diện tích ngô thấp nhất là Bắc Kạn chỉ có 14,2 nghìn ha (năm 2006). Nhìn chung diện tích trồng ngô của các tỉnh đều tăng chậm.

Mặc dù các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình có diện tích trồng ngô lớn nhưng năng suất không cao. Năng suất ngô cao nhất là Lạng Sơn đạt 44,9 tạ/ha, Thái Nguyên đạt 42,1tạ/ha (năm 2007), Phú Thọ đạt 38,1 tạ/ha. Năng suất ngô thấp nhất là tỉnh Lai Châu đạt 19,1 tạ/ha (năm 2007).

Một số tỉnh có sản lượng ngô lớn như: Sơn La 326,4 nghìn tấn, Hoà Bình 123,6 nghìn tấn, Hà Giang 98,3 nghìn tấn, Cao Bằng 90,1 nghìn tấn, (2007) (Tổng cục thống kê, 2008)[10].

Hiện nay các giống ngô được sử dụng chủ yếu trong sản xuất ở các tỉnh miền núi là giống ngô địa phương, giống thụ phấn tự do, giống lai. Tuy nhiên diện tích trồng giống ngô lai còn rất ít và đang dần được mở rộng nhờ các chính sách quan tâm, ưu đãi của nhà nước. Định hướng phát triển ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới là qui hoạch lại vùng trồng ngô lai, vùng trồng giống ngô thụ phấn tự do cải tiến phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1985 - 2007 đã có sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Chính phủ, Bộ NN&PTNN đã thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế, kịp thời đưa ra những chính sách,

chương trình và biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và mở rộng sản xuất. Ngoài ra còn do các nhà khoa học đã đưa nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất. Các thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do tốt thay cho các giống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước thay các giống lai không quy ước. Lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba… Trong quá trình đổi mới này phải kể đến tác động to lớn của đường lối hội nhập, đa dạng và đa phương hoá quan hệ của Đảng. Kết quả là rất nhiều công ty lớn của nước ngoài đã vào cuộc, tham gia hiệu quả vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Riêng đối với ngành sản xuất ngô, các công ty lớn như: CP Seed, Bioseed, Syngenta, Monsanto… đã kịp thời cùng với các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất, kể cả những vùng sâu, vùng xa. Không thể không kể đến vai trò của những người nông dân với trình độ dân trí rất cao, đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ kỹ thuật với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợp cho từng địa phương đã làm tăng thêm sự ưu việt của những tiến bộ kỹ thuật.

Ở nước ta, ngô lai được đưa vào sản xuất rất muộn nhưng nó đã có những bước đi vững chắc. Trình độ nghiên cứu lai tạo giống ngô của Việt Nam đã đuổi kịp các nước bạn trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới. Chúng ta đã tạo ra hàng loạt các giống ngô lai có năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng sinh thái như: LVN-10, LVN-4, LVN-9, LVN-25, LVN-17, LVN-12, HQ-2000 (có hàm lượng protein cao), LVN-98, TSB-3,V98-1, LVN-23 (ngô rau). Một số giống triển vọng như : LVN-14, LVN-61, LVN-45, LVN-145… Nhưng chúng ta vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu về giống trong cả nước mà còn phải nhập giống của các công ty nước ngoài như: Syngenta, Monsanto, CP… Mục tiêu trong công tác chọn tạo giống là đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xa hơn

nữa là có thể xuất khẩu. Mục tiêu này đặt ra nhiều thách thức cho các Viện và các nhà nghiên cứu chọn tạo giống. Song với những chính sách ưu tiên, khuyến khích của Đảng, Nhà nước cùng nguồn lực lớn về khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta tin tưởng rằng ngô lai Việt Nam còn tạo lên nhiều bước đột phá mới trong thế kỷ XXI này.

Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới năng suất ngô nước ta còn rất thấp, nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày càng lớn. Điều này đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết cho các cơ quan nghiên cứu và chọn tạo giống là tạo ra các giống ngô có năng suất cao, chống chịu tốt đồng thời đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng.

1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, khí hậu thời tiết khá phức tạp: mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 còn mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nên vào mùa khô vẫn thường xẩy ra tình trạng thiếu nước. Nhìn chung điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù là một tỉnh có khu công nghiệp phát triển nhưng số dân làm nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, tập trung ở các huyện miền núi như: Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá… cây trồng chủ yếu là chè, lúa và ngô. Theo thống kê năm 2007 thì tỉ lệ các hộ nghèo khoảng 10,5%.

Vì vậy chú trọng phát triển nông nghiệp để nâng cao đời sống cho bà con nông dân là việc làm rất cần thiết. Đối với trồng trọt, trong những năm gần đây tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác giống, đặc biệt là các giống ngô lai mới có năng suất cao đã được nhân rộng ở các huyện như: Phổ Yên, Võ Nhai, Đại Từ. Kết quả thu được là diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh đã tăng lên đáng kể. Số liệu về tình hình sản xuất ngô của Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 1.6.

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của Thái Nguyên năm 2000 - 2007 Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000tấn) 2000 10,7 28,8 30,8 2001 9,7 30,6 29,7 2002 11,6 32,8 30,8 2003 13,4 32,6 43,7 2004 15,9 34,3 54,6 2005 15,9 34,7 55,1 2006 15,3 35,2 53,9 2007 17,8 42,1 74,9

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2007) [8]

Qua bảng 1.6 cho ta thấy sản xuất ngô ở Thái Nguyên cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Diện tích năm 2001 đạt 9,7 nghìn ha đến năm 2007 diện tích tăng lên 17,8 nghìn ha, năng suất cũng tăng lên từ 28,8 tạ/ha (năm 2000) lên 42,1 tạ/ha (năm 2007). Sản lượng tăng lên từ 29,7 nghìn tấn (năm 2001) lên 74,9 nghìn tấn (năm 2007). Điều này chứng tỏ cây ngô ở Thái Nguyên ngày càng được chú trọng và phát huy tiềm năng vốn có của nó trong sản xuất nông nghiệp, có được những thành tựu này là nhờ áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất, đặc biệt do mở rộng diện tích ngô lai. Song Thái Nguyên cần giữ vững và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng ngô đặc biệt là các huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc.

1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và trong nƣớc

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới

Trong hai thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ làm được. Đối với cây ngô những phát hiện khoa học quan trọng chủ yếu tập trung vào thế kỷ XVIII.

Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về giới tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại Massachusettes.

Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn. Năm 1876, Charles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ phấn ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm của hạt, số quả trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.

Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Nhà nghiên cứu người Mỹ Bill tiến hành nghiên cứu từ năm 1876, ông đã thu được con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 10-15%. Năm 1909, Shull đã đưa ra ý kiến sản xuất hạt giống ngô lai F1 bằng lai đơn nhằm tạo ra sự đồng đều cao nhất, các dòng bố mẹ càng thuần chủng, tạo ưu thế lai càng mạnh. Đầu năm 1917, Jones đã đề xuất sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống, tạo điều kiện cho cây ngô phát triển mạnh ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến

Năm 1966, Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được thành lập tại Mêxico, nhiệm vụ của trung tâm này là nghiên cứu đưa ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)