Bệnh khô vằn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên (Trang 69 - 70)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.4.3. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp, trời âm u, nhất là sau những đợt mưa phùn. Bệnh phát triển và gây hại nặng nhất ở ngô vào giai đoạn sau trỗ cờ. Biểu hiện của vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ sau đó lan rộng thành dạng đám mây, màu nâu, có vết loang lổ. Bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn, vụ Xuân nhiễm nhẹ hơn vụ Thu Đông. Tổ hợp LS-07-19 và LS-07-23 ở cả vụ Xuân và vụ Thu Đông có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với đối chứng, trong đó LS-07-23 có tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh thấp: 1,63% (vụ Xuân) và 4,56% (vụ Thu Đông).Vụ Xuân, tổ hợp LS-07-22, LS-07-25, KK- 144 có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tương đương với đối chứng, BB-1 có tỷ lệ cây bị nhiễm nặng nhất với tỉ lệ nhiễm bệnh trong vụ Xuân là 11,00% và vụ Thu Đông là 10,53%. Các tổ hợp còn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh ở mức

cao hơn giống đối chứng. Vụ Thu Đông các tổ hợp có tỷ lệ cây bị nhiễm cao hơn đối chứng gồm: BB-2, BB-1, LS-07-17, LS-07-20, LS-07-24, KK-144 trong đó BB-2 có tỷ lệ cây bị nhiễm nặng nhất (11,30%), các tổ hợp lai còn lại tỷ lệ cây bị nhiễm ở mức tương đương đối chứng.

Qua theo dõi 2 vụ chúng tôi thấy tổ hợp LS-07-19, LS-07-22, LS-07-23 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt, nhiễm rệp cờ, bệnh khô vằn thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)