2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu, được áp dụng theo hướng dẫn của (CYMYT, 1995)[1], Viện nghiên cứu ngô, (Qui phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10 TCL 14, 2005)[6]. Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 2 hàng giữa.
* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Ngày trỗ cờ: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
- Ngày tung phấn: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô đã tung phấn. - Ngày phun râu: được tính từ gieo đến khi có 50% số cây/ô có râu dài ra ngoài lá bi 2 - 3 cm.
- Ngày chín sinh lý: ghi số ngày từ khi gieo đến khi có 70% số bắp/ô có chân hạt đen.
* Các chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên (đo 10 cây/ô).
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng(10 cây mẫu /ô cùng cây đo chiều cao).
- Đo chiều cao cây và chiều cao đóng bắp: Sau phun râu 2 tuần.
- Số lá/cây: Đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng, để xác định chính xác đánh dấu các lá 3, 6, 10 của 10 cây/ô.
- Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/hàng ở từng công thức với 3 lần nhắc lại, tiến hành đo ở thời kỳ chín sữa. Đo chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá:
Diện tích lá (m2) = Dài x rộng x 0,75
CSDTL (m2lá/m2 đất) = DTL/Cây x số cây/m2 - Tốc độ tăng trưởng của cây.
+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày.
+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô), + Cách tính:
.Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày =
1 1
t h
h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày)
.Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày = 1 2 1 2 t t h h
h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày)
. Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.
- Trạng thái cây: Xác định khi lá cây còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ, căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ đổ gãy, thiệt hại do côn trùng theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 tốt nhất - điểm 5 xấu )
- Trạng thái bắp: sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém )
- Độ bao bắp: Đánh giá trước khi thu hoạch 1 - 2 tuần theo thang điểm 1 - 5 + Điểm 1: Rất tốt, lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp
+ Điểm 2: Tốt, lá bi dài che kín đầu bắp.
+ Điểm 3: trung bình, lá bi không che kín đầu bắp, hở đầu bắp. + Điểm 4: Lá bi không che kín đầu bắp, hở hạt.
+ Điểm 5: bao bắp rất kém, hở hạt nhiều.
* Chỉ tiêu về tính chống chịu:
- Đổ rễ (%): Ghi số cây nghiêng 1 góc 30o so với chiều thẳng đứng của cây, theo dõi vào thời kỳ cuối thu hoạch
- Gãy thân (Điểm): Theo dõi vào thời kỳ cuối (trước thu hoạch), ghi số cây gãy dưới bắp.
Tốt: <5 % cây gãy Khá: 5-15% cây gãy T,bình: 16-30% cây gãy Kém: 31-50% cây gãy Rất kém: >51% cây gãy 1 2 3 4 5
* Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh:
- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis: Tính (%) số cây bị sâu đục thân dưới bắp (đếm số lỗ đục trên thân cây) vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ).
< 5% số cây, số bắp bị sâu 5-<15% số cây, bắp bị sâu 15-<25% số cây, bắp bị sâu 25-<35% số cây, bắp bị sâu 35-<50% số cây, bắp bị sâu 1 2 3 4 5
- Rệp cờ: Tính (%) số cây bị hại/ô, chủ yếu theo dõi vào giai đoạn trỗ cờ - Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%): tính % số cây bị hại/ô, theo dõi vào thời kỳ trỗ cờ
Tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100 * Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất :
- Đếm tổng số cây, đếm tổng số bắp, cân khối lượng bắp của 2 hàng thu hoạch (kg)
- Số bắp/cây =
Tổng số bắp của 2 hàng giữa Tổng số cây của 2 hàng giữa
- Cân khối lượng bắp, cân khối lượng hạt của 10 bắp mẫu (kg) - Chiều dài bắp (cm): Được đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất. - Đường kính bắp (cm): Được đo ở phần giữa bắp.
- Số hàng trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.
- Số hạt trên hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. (Các chỉ tiêu chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng/bắp, số hạt/hàng được xác định trên 10 bắp mẫu).
- Khối lượng 1000 hạt (gam) ở độ ẩm thu hoạch đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu được M1, M2 nếu hiệu số giữa 2 lần cân (mẫu nặng trừ mẫu nhẹ) không chênh lệch quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì P1000 hạt = M1 + M2.
- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%)
M1000 (14%)=
Mhạt tươi x (100 - A0) 100 - 14
- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.
- Năng suất lý thuyết
NSLT(tạ/ha) =
Số cây/m2 x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000 10,000
M1000 : Khối lượng 1000 hạt (g) - Năng suất thực thu:
NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A 0 )x 100 Sô x (100 - 14) Trong đó: Tỉ lệ hạt/bắp(%) = Mhạt 10 bắp x 100 M10 bắp
A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản.
M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm M10 bắp:: khối lượng 10 bắp thí nghiệm Sô: diện tích ô thí nghiệm (14m2
)