Yêu cầu quản lý

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh (Trang 30 - 31)

IV/ Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán xác định kếtquả các hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh

1.Yêu cầu quản lý

1.1. Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh

Qua nghiên cứu các nội dung trên ta thấy rằng kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng. Đó là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp. Chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kết quả kinh doanh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh không phải là một công việc đơn giản đòi hỏi kế toán phải tham gia tổ chức quản lý nó một cách chặt chẽ và khoa học.

Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanh đạt kết quả cao, trớc hết ta phải quản lý tốt doanh thu và chi phí.

Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏi kế toán phải thờng xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách tổ chức theo dõi hạch toán trên sổ sách một cách hợp lý và khoa học. Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt đợc bản chất của từng nghiệp vụ kinh tế. Việc sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rất cần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụ kinh tế. Việc thực hiện đúng quy định về hệ thống chứng từ còn gắn liền với lợi ích của chính doanh nghiệp, chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng mà không phản ánh kịp thời lên hóa đơn GTGT (hoá đơn bán hàng) thì coi nh là hàng đã bán mà không có doanh thu, hoặc nếu khi lập hoá đơn mà không ghi một cách chi tiết giá bán cha có thuế, số thuế GTGT và tổng số tiền ngời mua thanh toán thì về phía ngời mua sẽ không đợc khấu trừ thuế đầu vào. Vì vậy, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải phản ánh trên các chứng từ kế toán, dù nghiệp vụ đó là lớn hay nhỏ. Nếu hàng hoá có giá trị thấp dới mức quy định phải ghi hoá đơn, hoặc nếu ngời mua yêu cầu không phải ghi hoá đơn thì ngời bán cũng phải ghi vào bảng kê bán hàng theo hớng dẫn của cơ quan thuế. Việc quản lý doanh thu có hiệu quả, đầy đủ, chính xác cũng chính là việc quản lý tốt kết quả kinh doanh.

Quản lý tốt chi phí kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạ thấp tỉ suất chi phí nhằm tăng kết quả kinh doanh. Tỉ suất chi phí là một chỉ tiêu chất lợng quan trọng phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Vai trò của kế toán không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin

mà kế toán còn phải giúp DN trong việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí QLDN. Kế toán cần phải phát hiện và ngăn chặn những chi phí phát sinh bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tình trạng lãng phí cho DN. Các chi phí cần phải đợc phản ánh đúng, đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có cơ sở.

Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của DN ta không thể không nói đến công tác quản lý chi phí và thu nhập ở từng đơn vị bộ phận trong DN. Trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của DN, kế toán cùng với bộ phận quản lý phải lập phơng án quản lý tốt chi phí và thu nhập của bộ phận mình góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn DN. Hàng tháng hoặc hàng quý, kế toán các đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chi tiêu, những khoản chi nào không cần thiết thì không đợc phép chi. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng DN mà có biện pháp quản lý chi phí, thu nhập riêng nhng nhìn chung ta phải nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ, sổ chi tiết chi phí, thu nhập theo bộ phận. Nó có tác dụng to lớn trong công tác xác định chính xác chi phí, thu nhập của từng bộ phận từ đó cho ta một kết quả kinh doanh đáng tin cậy.

1.2 Yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận

Sau khi đã xác định và quản lý tốt kết quả kinh doanh thì yêu cầu đặt ra là phải phân phối kết quả kinh doanh đó nh thế nào cho hợp lý, phục vụ tốt mục đích kinh doanh của DN. Ngoài việc phân phối kết quả kinh doanh theo chế độ, kế toán cùng với cán bộ quản lý DN phải biết sử dụng kết quả đó nh thế nào để thu đợc hiệu quả cao nhất tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

 Nh vậy quản lý kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở các DN nói chung và các DN thơng mại nói riêng là rất cần thiết. Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN và giúp DN khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thị trờng.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh (Trang 30 - 31)