Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống marketing mix của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đỉnh Cao Hà Nội (Trang 43)

Là những yếu tố nội tại nằm trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khả năng vận động của hệ thống marketing mix tại doanh nghiệp. Bao gồm:

Thứ nhất: Quan điểm của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo của doanh nghiệp đặc biệt là hội đồng quản trị là những người đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp với mục đích kiếm lời. Là những người đứng đầu doanh nghiệp, có tiếng nói và ảnh hưởng lớn nhất trong doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống marketing mix của doanh nghiệp và để nó hoạt động tốt thì phải chi phí rất nhiều tiền của và công sức, do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp biết nhìn xa trông rộng, hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng marketing mix trong doanh nghiệp thì họ sẽ chi tiền cho việc xây dựng hệ thống marketing mix hoạt động hiệu quả tại doanh nghiệp mình. Còn nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp không nhận thức đúng vai trò của nó và chỉ biết chạy theo lợi nhuận trước mắt thì họ sẽ không chi tiền cho việc này.

Thứ hai: Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng lớn tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, làm bất cứ việc gì cũng phải mất chi phí. Việc xây dựng một hệ thống marketing mix hoạt động tốt đòi hỏi phải chi nhiều tiền của. Nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì điều đó không thành vấn đề, còn nếu doanh nghiệp không co tiềm lực mạnh về tài chính thì đó là một trở ngại lớn và có thể là lớn nhất trong

việc xây dựng hệ thống marketing mix của doanh nghiệp.

Thứ ba: Năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn của những người làm marketing. Nếu cán bộ làm marketing của doanh nghiệp trình độ chuyên môn cao, môi trường làm việc thông thoáng thì việc xây dựng hệ thống marketing mix của doanh nghiệp sẽ tốt và ngược lại nếu cán bộ làm marketing của doanh nghiệp trình độ chuyên môn không cao, sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm kém sẽ làm cho việc xây dựng hệ thống marketing mix gặp khó khăn.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY ĐỈNH CAO HÀ NỘI. 2.1. Tổng quan về công ty Đỉnh Cao Hà Nội.

2.1.1. Giới thiệu công ty.

2.1.1.1. Địa chỉ liên hệ.

 Tên đầy đủ của công ty : CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐỈNH CAO.

 Tên thường gọi: Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đỉnh Cao – Hà Nội.

 Địa chỉ liên hệ : Nhà C24, ngõ 109, đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 Số điện thoại : 9720018/ 9720019  Fax: 9719983

 Website : http:// www.dinhcaovn.net.  Email: dinhcaohanoi@vnn.vn

 Mã số thuế: 0301655962- 004  Số đăng ký kinh doanh: 312724  Số tài khoản: 1020100000671

 Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Công thương Đống Đa, Hà Nội

2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh.

 Mua bán máy văn phòng, máy photocopy, máy in, máy huỷ hồ sơ, máy vi tính, máy đèn chiếu, máy fax, điện thoại.

 Dịch vụ: bảo trì, sửa chữa các loại máy văn phòng.  Đại lý ký gửi hàng hoá.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

2.1.2.1. Từ tập đoàn đa quốc gia Kyocera Mita đến công ty TNHH TM&DV Đỉnh Cao tại Việt Nam. Đỉnh Cao tại Việt Nam.

Tập đoàn Kiocera: được thành lập năm 1959 bởi tiến sĩ KAZUO INAMORI và đầu tiên được gọi là Kyoto Ceramic Ltd.

Ngày nay tập đoàn Kyocera đang đứng đầu thế giới về phát triển và sản xuất các sản phẩm từ Ceramic và các sản phẩm liên kết bao gồm thiết bị bán dẫn (Semiconductor Pacages), tổ hợp điện tử( Electronic Componets) và thiết bị liên lạc viễn thông( Telecommunication Equipments) và nhiều sản phẩm High Technology khác.

Tập đoàn đang có số nhân viên khoảng 44000 người trong hơn 20 quốc gia trên khắp năm châu. Với tổng hành dinh tại Kyoto Nhật Bản.

Tập đoàn Kyocera đã củng cố vị trí của mình bằng tổng doanh thu 9 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào 31/ 3/ 2003.

Tập đoàn Mita: Mita là tập đoàn có lịch sử phát triển lâu dài nhất, thành lập từ năm 1934 có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất máy photocopy mang thương hiệu MITA. Trước đây bộ phận OEM( Origial Equipment Manufature) của Mita đã sản xuất các phụ tùng, thiết bị đầu cuối cho các hãng photo khác như: Toshiba, Ricoh, Xerox …

Năm 1999 hai tập đoàn Kyocera và Mita kết hợp với nhau trở thành tập đoàn Kyocera Mita.

Ngày nay tập đoàn Kyocera Mita đã có những tổng đại lý tại hầu hết các khu vực trên thế giới và tại khu vực Đông Nam Châu Á đã có những tổng đại lý tại các quốc gia như: Brunnei, Bangladesh, Cambodia, India, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Srilanka, Laos, và Việt Nam. Tập đoàn Kyocera Mita luôn chú trọng đến việc cung cấp cho khách hàng của mình

những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Vào những năm 1998, 1999 Việt Nam là một nước có dân số lên tới 77 triệu người, là một nước có sự phát triển nhanh chóng khi vừa thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1998. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng thị trường Việt Nam nhìn chung còn rất là sơ khai, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh thiết bị may văn phòng. Nhận thấy Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng phát triển, tập đoàn Kyocera Mita quyết định đầu tư vào Việt Nam vào năm 1999. Ngày 17/03/1999 tập đoàn Kyocera Mita chính thức đặt tổng đại lý của mình tại Việt Nam lấy tên thương mại là công ty TNHH TM&DV Đỉnh Cao trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.2. Sự ra đời và phát triển của công ty Đỉnh Cao Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau một thời gian ngắn hoạt động, hoạt động kinh doanh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển rất nhanh và nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh ra các địa bàn khác là rất cần thiết. Đến tháng 11/1999, công ty đã mở được các chi nhánh của mình tại Đà Nẵng, Cần Thơ và hàng loạt các đại lý và các trạm kỹ thuật tại các tỉnh phía nam và trung bộ. Ban lãnh đạo công ty nhận thấy thị trường miền bắc có tiềm năng phát triển rất lớn với tam giác kinh tế quan trọng của cả nước là Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, đặc biệt là Hà Nội là trung tâm thứ 2 về văn hoá và kinh tế của cả nước. Cho nên ban lãnh đạo công ty Đỉnh Cao đã quyêt định mở rộng địa bàn kinh doanh của mình ra đến các tỉnh miền bắc. Ngày 1/12/1999 chi nhánh công ty TNHH TM&DV Đỉnh Cao tại Hà Nội chính thức được thành lập và lấy tên là chi nhánh công ty TNHH TM&DV Đỉnh Cao ( tên thường gọi là công ty Đỉnh Cao Hà Nội). Lúc đầu công ty Đỉnh Cao Hà Nội đặt trụ sở tại số 241 đường Chùa Bộc - quận Đống Đa. Sau đó để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh, ngày 3/2/2000 công ty rời trụ sở của mình đến địa chỉ mới là số nhà

C24, ngõ 109, đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân. Sau 8 năm hoạt động công ty đã có những thay đổi đáng kể. Từ lúc đầu chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay công ty đã mở rộng địa bàn kinh doanh của mình ra tất cả các tỉnh miền bắc và 3 tỉnh miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Để phù họp với sự phát triển đó thì tình hình nhân sự của công ty cũng có sự thay đổi tích cực cả về chất và lượng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu các phòng ban của công ty.

Do công ty thuộc loại công ty vừa và nhỏ nên cơ cấu các phòng ban còn khá đơn giản. Bao gồm: giám đốc. phó giám đốc, phòng hành chính – kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật dịch vụ khách hàng. Mô hình tổ chức của công ty là mô hình tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ. Theo mô hình tổ chức này đã phát huy được các ưu điểm chuyên môn hoá, hiệu quả hoạt động cao. Các nhân viên quản lý, nghiệp vụ được đào tạo lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định của công ty đặt ra. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình tổ chức này là dễ xuất hiện sự không thống nhất, có thể gây ra mâu thuẫn giữa các bộ phận phòng ban trong công ty khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược. Nếu sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban không chặt chẽ, đồng bộ thì hiệu quả hoạt động sẽ kém và ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu các phòng ban của công ty Đỉnh Cao Hà Nội

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban.

Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của công ty như: tài chính, kế toán, tổ chức hành chính và có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh của công ty với ban giám đốc.

 Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của công ty theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

 Quyết định tăng giảm lao động, quản lý, sử dụng lao động của công ty.

 Xây dựng, đề xuất phương án kinh doanh cho công ty.

 Đàm phán với các đối tác quan trọng, trong những vụ kinh doanh quan trọng. Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng hành chính - kế toán Phòng kinh doanh NV phụ trách KD tỉnh A NV phụ trách KD tỉnh B NV phụ trách KT tỉnh B NV phụ trách KT tỉnh A

Phòng hành chính - kế toán: 2 người

 Thực hiện chức năng phản ánh và hạch toán các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong các quá trình kinh doanh của công ty.

 Thực hiện chức năng quản lý tài sản của công ty một cách hiệu quả.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính cho giám

đốc phê duyệt, tham mưu, giúp giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất.

 Thực hịên việc theo dõi, báo cáo các biến động về mặt nhân sự.  Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo các phương pháp hạch

toán quy định của nhà nước.  Phòng kinh doanh: 8 người.

 Chức năng tham mưu và giúp giám đốc điều hành và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty.

 Chủ động khảo sát, nghiên cứu việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty.

 Tìm kiếm khách hàng và bán được hàng cho công ty nhăm duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty.

 Trực tiếp xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh cho công ty.  Quản lý tốt và hiệu quả tiền hàng trong quá trình kinh doanh của

mình.

 Thực hiện báo cáo lại kết quả kinh doanh cho công ty theo từng tháng, quý, năm.

 Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý kinh tế lập chứng từ hoá đơn gốc theo quy định của nhà nước.

 Thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng trong quá trình trong và sau khi bán hàng: chở máy giao tận tay cho khách hàng, lắp máy, hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, bảo hành,bảo dưỡng, . . .

 Tư vấn cho khách hàng có thể sử dụng loai linh kiện nào phù hợp với sản phẩm mà khách hàng đã mua.

 Thực hiện các hoạt động dịch vụ cho khách và thu tiền nếu khách có yêu cầu.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đỉnh Cao Hà Nội trong thời gian vừa qua. Nội trong thời gian vừa qua.

Như đã nói ở trên sản phẩm kinh doanh của công ty ngoài sản phẩm chính là máy photocopy còn có các sản phẩm phụ khác thuộc lĩnh vực thiết bị máy văn phòng. Tuy nhiên, trong thực tế công ty chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm chính mà chưa chú trọng đến việc tiêu thụ các sản phẩm phụ của mình. Do vậy công ty cũng chỉ chú trọng đến việc phát triển dịch vụ khách hàng cho sản phẩm máy photocopy mà không quan tâm nhiều đến việc phát triển dịch vụ cho các sản phẩm phụ khác. Đặc điểm khách hàng là họ có quyền lựa chọn tối đa sản phẩm và nhà cung cấp sản phẩm cho mình, do vậy họ cần loại hàng hoá nào thì họ sẽ lựa chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp về loại sản phẩm, hàng hoá đó. Một thực tế là công ty Đỉnh Cao Hà Nội chỉ tiêu thụ được sản phẩm máy photocopy còn những sản phẩm phụ của công ty nằm trong tình trạng không tiêu thụ được. Ta có bảng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian từ năm 2005 đến 2007: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng số 2.1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Đỉnh Cao Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007

Năm 2005 2006 2007

Số máy photocopy bán được (chiếc)

(nguồn: phòng kế toán công ty)

Theo bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm trên ta thấy năm 2006 số máy photocopy bán được của công ty lại bằng số máy bán được của năm 2005. Sở dĩ có tình trạng này là do năm 2006 đã xẩy ra một số các biến cố không tốt xẩy ra đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong ba tháng đầu năm 2006, trong ba tháng này công ty hầu như không tiêu thụ được sản phẩm. Các nguyên nhân đó là:

Thứ nhất, tình hình nhân sự của công ty có sự thay đổi: Vào đầu năm 2006 công ty có chính sách hoán đổi khu vực kinh doanh, gây ra sự xáo trộn tạm thời. Tổng công mẹ Đỉnh Cao trong Sài Gòn đã rút giám đốc công ty đang công tác tại công ty Đỉnh Cao Hà Nội lúc đó và thay bằng một người khác khác đang công tác tại công ty mẹ ra làm giám đốc. Giám đốc mới cần có thời gian để tiếp quản công việc của giám đốc cũ để lại lên mọi việc trong thời gian đầu vẫn chưa đi vào quỹ đạo được. Mặt khác trong thời gian này công ty đã tuyển nhiều nhân viên kinh doanh mới, đang trong quá trình làm quen với công việc lên các nhân viên này vẫn chưa thể bán được sản phẩm nào cho công ty.

Thứ hai, do cơ chế của thị trường lúc này có một số thay đổi: Các sản phẩm kinh doanh bắt buộc phải đưa vào đấu thầu công khai, phải qua thẩm định giá. Điều này cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty vì công ty vẫn chưa quen kiểu kinh doanh theo quy định mới này, mặt khác khi kinh doanh theo quy định mới giá bán sản phẩm sẽ hạ, chi phí sẽ cao hơn do phải cạnh tranh với nhiều công ty khác vì vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Đến 2007 do các biến động trên đã được giải quyết ổn thoả, công ty đã quen dần với phong cách làm ăn mới, tình hình nhân sự của công ty dần đi vào ổn định: giám đốc mới đã tiếp quản được công việc, nhân viên kinh

doanh mới đã bắt đầu bán được hàng. Vì vậy năm 2007 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có những tiến triển tốt, số máy bán được đã nhiều hơn so với 2006 là 12 máy.

Để thấy rõ thực trạng kinh doanh của công ty ta có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau:

Bảng số 2.2: Kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty Đỉnh Cao Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 (%) 2007/200 5 (%) 2007/2006 (%) Doanh thu (USD) 103.600 103.600 120.900 100 117 117

Lợi nhuận sau thuế (USD)

31.080 20.720 36.120 66,7 116,2 174,3 Tỷ suất

LN/DT(%)

29,88 20,12 30

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống marketing mix của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đỉnh Cao Hà Nội (Trang 43)