Thế chấp. Thế chấp là một hình thức thông dụng nhất để có được sự bảo đảm bằng
bất động sản. Để có hiệu lực và để đảm bảo cho người nhận thế chấp ( người cho vay ) một sự bảo vệ tối đa, việc thế chấp phải tuân thủ tất cả mọi thủ tục của tiểu bang nơi có bất động sản đó yêu cầu, và nó phải được đăng ký với cơ quan đăng ký bảo chứng đất đai ở tại địa phương đó để cho những người khác là những người cho vay hay người mua tài sản đó trong tương lai có thể biết được về sự bảo đảm bằng vật thế chấp đó .
Người chủ sở hữu của tài sản bị thế chấp vẫn có thể đem bán tài sản đó đi. Nhưng nếu việc thế chấp đã được đăng ký , người mua sẽ không thể có nhiều quyền hơn những gì mà người bán đã có; tức là, phần bất động sản đã thế chấp vẫn nghiêng về phía người nhận thế chấp . Người mua có thể mua tài sản đó ' phụ thuộc vào ' sự thế chấp, trong trường hợp này tài sản có thể bị bán đi để trả nợ khi mà khoản nợ đó không được trả đúng hạn nhưng chỉ khi người mua đó không chịu trách nhiệm cá nhân về bất kỳ những khoản nợ còn thiếu nào sau khi tài sản thế chấp bị tịch thu và đem bán để trả nợ; hoặc là người mua có thể " nhận thay nợ" thế chấp, trong trường hợp này anh ta hay chị ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về số nợ còn thiếu sau khi tài sản thế chấp bị tịch thu và đem bán để trả nợ.
Khi người thế chấp hay người thừa kế của người thế chấp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người nhận thế chấp phải tịch thu tài sản thế chấp để tước quyền sở hữu của người thế chấp về tài sản đó. Mỗi tiểu bang đều có những qui địch rất nghiêm ngặt cần phải tuân thủ để tịch thu tài sản thế chấp , và trong hầu hết các tiểu bang người thế chấp sẽ có một thời hạn - thường là một năm – trong thời hạn đó anh ta hay chị ta có thể chuộc lại tài sản bằng cách thanh toán hết khoản nợ thế chấp, và trước khi thời hạn đó kết thúc thì người nhận thế chấp thường là không thể đem bán tài sản đã bị tịch thu để giải thể quyền lưu giữ tài sản.
Chứng thư uỷ thác. Chứng thư uỷ thác là một hình thức ba bên để có được sự bảo
đảm bằng bất động sản. Người đi vay chuyển nhượng bằng chứng thư bất động sản cho một người thứ ba - người thụ thác. Nếu người đi vay thực hiện việc trả nợ , tài sản sẽ được người thụ thác chuyển giao trở lại khi khoản nợ đã được trả xong. Mặt khác, nếu người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ , người thụ thác sẽ theo lệnh đem bán tài sản đó đi và số tiền nhận được sẽ được dùng để trả cho người cho vay , và số tiền còn dư lại sẽ hoàn trả cho người đi vay. Chứng thư uỷ thác đôi khi được sử dụng như là một phương thức nhằm trách những qui định nghiêm nhặt về án lệnh của toà án tịch thu tài sản thế chấp theo luật thế chấp tại hầu hết các tiểu bang; tuy nhiên, ngày nay hầu hết các tiểu bang lại yêu cầu những thủ tục tương tự cần phải tuân thủ đối với việc tịch thu tài sản uỷ thác bằng chứng thư như với việc tịch thu tài sản thế chấp.
Hợp đồng mua bán đất đai. Hợp đồng mua bán đất đai là một hình thức bảo đảm cho số tiền còn lại của việc mua bán đất đai được thanh toán đúng hạn. Thông thường, người mua được phép sở hữu tài sản và hàng xử gần như là anh ta hay chị ta đã là chủ sở hữu tài sản bằng thông qua việc trả thuế, sữa chữa v.v. Người bán vẫn duy trì quyền sở hữu hợp pháp về tài sản đó và chưa thực sự chuyển nhượng tài sản cho người mua cho tới khi toàn bộ số tiền mua đã được thanh toán. Nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán , người bán sẽ có quyền tái sở hữu tài sản ngay lập tức và tước bỏ toàn bộ quyền của người mua về tài sản đó. Như vậy, bên được bảo đảm có thể giành lại được sự sở hữu về tài sản của anh ta hay chị ta nhanh hơn rất nhiều so với trường hợp tịch thu tài sản thế chấp mà như đã nêu ở trên thường phải mất một năm .
Quyền lưu giữ theo cơ chế. Khi một nhà thầu xây dựng hay nhà thầu phụ tiến hành
việc nâng cấp bất động sản hoặc khi một nhà cung ứng vật liệu ( ví dụ một nhà buôn bán gỗ xẻ ) cung ứng vật liệu để đưa vào sử dụng trong bất động sản, thì nhà thầu xây dựng hay nhà cung ứng vật liệu có quyền lưu giữ đối với bất động sản đó nếu anh ta hay chị ta đã tuân thủ một cách cẩn thận những qui định pháp lý của tiểu bang về quyền lưu giữ tài sản. Những qui định pháp lý ở từng tiểu bang là rất khác nhau và việc tổng quát hóa chúng là rất khó khăn .
CHƯƠNG 24: SỰ PHÁ SẢN