CHƯƠNG 25: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Moi truong phap ly trong kinh doanh (Trang 45 - 51)

vi phạm vô lý . Điều này được phản ánh trong những đạo luật liên bang và tiểu bang cũng như thông luật . Ít nhất cũng có thể nêu ra ba phạm vi được bảo hộ một cách rộng rãi : (1) bảo hộ nhằm chống lại những sự giả dối có hại và những hành động lừa gạt khác nhau được thực hiện bởi các đối thủ cạnh tranh mà điều đó sẽ làm cho khách hàng của doanh nghiệp bị lệch hướng hoặc gây tổn hại cho lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; (2) bảo hộ những ý tưởng thông qua luật bảo vệ bí mật kinh doanh, sáng chế phát minh, và quyền tác giả ; và (3) bảo hộ nhằm chống lại những sự vi phạm bất hợp lý và không chính đáng đối với những hợp đồng kinh tế hoặc những kỳ vọng kinh tế.

Sự lệch hướng của khách hàng do bị lừa gạt. Khách hàng có thể bị lệch hướng

thông qua sự công bố bằng lời nói hay bằng văn bản những sự giả dối nói xấu liên quan đến những sản phẩm hay chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Những tuyên bố như vậy có thể bị đem ra kiện về tội làm mất uy tín chừng nào mà doanh nghiệp bị nói xấu có thể chỉ ra rằng họ đã phải chịu những thiệt hại thực sự từ những sự tuyên bố như vậy. Sự bảo hộ này cũng bao gồm những tuyên bố giả dối được thực hiện có liên quan đến tài sản vô hình như thương hiệu, bằng sáng chế và bản quyền tác giả .

Nếu một doanh nhân giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng giống như một đối thủ cạnh tranh đã từng thực hiện và do vậy đã làm lệch hướng sự chú ý của khách hàng khỏi đối thủ cạnh tranh thì anh ta hay chị ta đã vi phạm trách nhiệm dân sự và có thể bị khởi kiện theo thông luật . Doanh nghiệp thường sử dụng nhãn hiệu thương mại dưới hình thức một dấu hiệu, từ ngữ, biểu tượng hoặc hình vẽ riêng biệt gắn liền với sản phẩm của họ nhằm làm cho người mua hàng có thể nhận biết xuất xứ của sản phẩm đó . Tương tự như nhãn hiệu thương mại là thương hiệu ( là tên mà doanh nghiệp đó hoạt động ), nhãn hiệu dịch vụ( là nhãn hiệu dùng để nhận biết dịch vụ ), nhãn hiệu được chứng nhận ( là nhãn hiệu được dùng bởi những người không có quyền sở hữu nhãn hiệu nhưng lại có quyền chứng nhận sản phẩm đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chấp thuận ), và nhãn hiệu tập thể( là nhãn hiệu như của các hiệp hội thương mại hay nghiệp đoàn thương mại được dùng để xác nhận nhóm người đó là nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ). Theo Luật Lanham , được Quốc hội thông qua năm 1946, một sự Đăng ký Chính thức sẽ được thực hiện khi mà nhãn hiệu thương mại có thể được đăng ký và một sự Đăng ký Bổ sung sẽ được thực hiện khi mà những nhãn hiệu khác chưa được đăng ký là nhãn hiệu thương mại có thể được đăng ký. Việc vi phạm nhãn hiệu đã đăng ký có thể dẫn đến việc phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xẩy ra và toà án có thể đưa ra chỉ lệnh chống lại người vi phạm.

Bí mật thương mại, bằng sáng chế phát minh, và quyền tác giả. Nước Mỹ rất coi

trọng sự tự do cạnh tranh; điều đó làm cho việc bắt chước một sản phẩm của đối thủ cạnh tranh được coi là hợp pháp trừ phi việc sao chép đó vi phạm bí mật thương mại

về nhãn hiệu , vi phạm quyền tác giả hoặc bằng sáng chế phát minh. Một bí mật thương mại có thể là một công thức , một kiểu dáng, một dụng cụ, hoặc những thông tin bí mật mà nó đem lại cho người sáng tạo ra nó những lợi thế khác biệt nào đó so với các đối thủ cạnh tranh . Để khẳng định đó là một bí mật thương mại, phía nguyên đơn phải chứng minh rằng nó đã được bảo vệ và đã được coi là một bí mật trong phạm vi công ty và rằng nó không phải là kiến thức mà hầu như ai cũng biết đến trong giới kinh doanh hay trong công ty . Bí mật thương mại chỉ được bảo vệ chống lại sự chiếm đoạt của các đối thủ cạnh tranh thông qua sự mua chuộc, ăn trộm, gián điệp thương mại, hoặc bằng những phương thức sai trái khác và chỉ khi những sự chiếm đoạt sai trái như vậy có thể được chứng minh, gây ra thiệt hại và một chỉ lệnh của toà án có thể được đưa ra .

Bằng sáng chế phát minh có thể được cấp cho những sự phát minh mới và hữu ích về một phương pháp sản xuất , máy móc, sản phẩm, kết cấu vật chất, hoặc một sự cải tiến mới và hữu ích của một trong những cái đó , hoặc những sự phát minh về kiểu mẫu hay một nhà máy đang hình thành. Nếu sự phát minh đáp ứng được sự kiểm tra về việc mới lần đầu tiên và chưa có ai được biết tới trong giới kinh doanh hay chưa được đem ra chào bán hoặc sử dụng ở trong nước trong hơn một năm trước khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phát minh , thì người được cấp bằng sáng chế phát minh sẽ nhận được độc quyền sử dụng, chế tạo hay bán sự phát minh đã được cấp bằng đó trong 17 năm. Bằng sáng chế về kiểu dáng được cấp với một thời hạn ngắn hơn, từ ba năm rưỡi đến 14 năm. Việc vi phạm bằng sáng chế phát minh sẽ làm cho người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước người được cấp bằng về những khoản lợi nhuận có thể được thực hiện cộng với những sự thiệt hại mà người được cấp bằng có thể phải gánh chịu , và một chỉ lệnh của toà án sẽ được ban hành nhằm ngăn chặn những sự vi phạm tiếp theo .

Bản quyền tác giả cho phép người nắm giữ nó có độc quyền in ấn , xuất bản, sao chép, bán hoặc trình diễn những tác phẩm văn học, bài giảng, những vở kịch, tác phẩm âm nhạc, những đồ họa , những tác phẩm nghệ thuật, những bức ảnh , những bản vẽ và những tác phẩm điện ảnh trong một thời hạn là 50 năm sau khi người tác giả cuối cùng của tác phẩm đó đã mất và không được gia hạn thêm nữa. Việc vi phạm bản quyền tác giả có thể dẫn tới việc phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại thực sự hoặc về những thiệt hại do luật pháp qui định khi những thiệt hại thực sự không thể chứng minh được.Trong phạm vi bộ Luật Quyền tác giả có cái gọi là học thuyết “ sự sử dụng chính đáng”, nó cho phép một số những sự sử dụng hạn chế nhất định vì mục đích phi lợi nhuận được thực hiện đối với những tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả mà việc sử dụng đó sẽ không bị coi là vi phạm bản quyền .

Sự vi phạm những hợp đồng hoặc những sự kỳ vọng kinh tế . Nếu một người tích

cực xui khiến một người khác vi phạm hợp đồng của anh ta hay chị ta với một người thứ ba và nếu không có đặc quyền thích hợp để bào chữa cho hành động đó thì người thứ ba có quyền kiện người đã xui khiến vi phạm hợp đồng ra tòa án dân sự. Một số toà án còn bảo vệ nhằm chống lại những ai can thiệp một cách cố ý hoặc vô lý vào những sự kỳ vọng kinh tế hợp lý của người khác.

Luật chống tơ-rớt

Luật Sherman. Những sự lạm dụng quyền lực kinh tế đáng kể của những tập đoàn

và tơ-rớt công nghiệp to lớn trong giai đoạn tiếp sau cuộc Nội chiến đã dẫn tới việc ban hành bộ luật Sherman vào năm 1890. Bộ luật này đã thiết lập nên một chính sách công nhằm duy trì và thúc đẩy sự tự do cạnh tranh trong nền kinh tế Mỹ và được coi là nền tảng của chính sách chống tơ-rớt. Nó được bổ sung bởi một số những bộ luật khác bao gồm Luật Clayton và Luật Robinson-Patman. Luật Sherman , cũng như những đạo luật tương tự khác do Quốc hội ban hành , chỉ áp dụng đối với những sự kiềm chế có ảnh hưởng đáng kể tới những hoạt động thương mại giữa các bang hoặc những hoạt động thương mại với nước ngoài. Những hoạt động kinh doanh nào chỉ mang tính chất địa phương và không có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại giữa các bang sẽ chịu sự điều tiết của luật pháp tiểu bang.

Luật Sherman nêu ra những hình phạt cả về mặt dân sự lẫn hình sự đối với những sự vi phạm bộ luật này. Những hình phạt mang tính hình sự bao gồm cả phạt tiền lẫn phạt tù. Những hình phạt dân sự có thể bao gồm những chỉ lệnh của tòa án và những sắc lệnh chia tách, từ bỏ, hay thậm chí huỷ bỏ do chính Bộ Tư pháp ban hành. Bất kỳ người nào bị tổn thương bởi những sự vi phạm bộ luật này đều có thể khởi kiện người vi phạm phải bồi thường thiệt hại được tính tăng lên gấp ba lần và cũng được bù lại những khoản chi phí hợp lý để thuê luật sư khởi kiện. Phán quyết chống lại người vi phạm trong một vụ kiện do chính phủ đưa ra cũng có thể được bên nguyên sử dụng như là bằng chứng về sự vi phạm trong một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại gấp ba. Tuy nhiên, nếu như người vi phạm bắt đầu thực hiện sắc lệnh đồng tình hoặc không tiến hành bất cứ sự biện hộ nào trong một vụ kiện do chính phủ đưa ra thì điều đó không thể được sử dụng như là bằng chứng của sự vi phạm trong một vụ kiện đòi bồi thường gấp ba sau này .

Mục I của Luật Sherman qui định rằng: ' Mọi hợp đồng, mọi sự phối hợp thông đồng dưới hình thức tơ-rớt hay hình thức khác, hoặc bất kỳ một âm mưu nào, nhằm hạn chế kinh doanh hay hoạt động thương mại giữa một số bang với nhau, hoặc với nước ngoài , đều bị tuyên bố là bất hợp pháp. Theo bộ luật này, một " hợp đồng " là một sự thoả thuận nhằm hạn chế cạnh tranh, một “ sự phối hợp thông đồng ” là hai hay nhiều người hơn liên kết với nhau để cùng thực hiện hành động , và một " âm mưu " là một sự tiếp tục hợp doanh nhằm hạn chế kinh doanh. Một số kiểu liên kết hành động tự nó đã được coi là bất hợp pháp; tức là, bản chất của chúng là bất hợp pháp, bởi vì chúng được coi là không có bất cứ lý do nào để mà biện minh. Những hành động đó bao gồm: (1) những sự thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm thao túng sự sản xuất của họ ; (2) những sự thoả thuận nhằm ấn định giá cả; (3) những sự thoả thuận nhằm phân chia thị trường hoặc khách hàng; (4) tẩy chay nhằm ngăn cản đối thủ cạnh tranh tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận tới nguồn cung cấp hàng ; và (5) những giao dịch tương hỗ hoặc những sự thoả thuận giữa các trùm tư bản. Thêm nữa, những kiểu hoạt động khác được coi là bất hợp pháp nếu mục đích hay sự tác động của chúng được nhìn nhận là hạn chế cạnh tranh một cách vô lý -- những hành động như vậy được gọi là những sự hạn chế theo " qui tắc lý do" .

Mục 2 qui định sẽ là phạm tội nếu như có hành vi độc quyền, hoặc có sự cố gắng độc quyền , hoặc có âm mưu với bất kỳ một người nào hay những người nào khác nhằm độc quyền bất kỳ một phần hoạt động thương mại giữa các bang hay với nước ngoài. Sự độc quyền xẩy ra khi một công ty hay một nhóm công ty có quyền năng kiểm soát giá cả hoặc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường đồng thời họ cũng có ý định thực hiện cái quyền năng đó. Ý định đó phải được suy ra hoặc từ hành động có mục đích tạo ra quyền lực độc quyền hoặc từ hành động có mục đích duy trì quyền lực đó .

Luật Clayton . Việc tiếp tục lạm dụng quyền lực kinh tế sau khi bộ luật Sherman

được thông qua đã dẫn tới việc ban hành bộ luật Clayton năm 1914. Bộ luật này được ban hành nhằm xử lý những hoạt động độc quyền ngay từ khi chúng mới khởi đầu chứ không chờ đợi cho tới khi chúng đã trở thành những sự kiện đã rồi như là điều kiện thiết yếu để xử lý theo luật Sherman. Có ba sự đột phá lớn đối với bộ luật Clayton . Thứ nhất, Mục 2 qui định một số nhất định những hình thức phân biệt đối xử về giá cả là bất hợp pháp. Mục này về sau được sửa đổi và được tăng cường sức mạnh bởi Luật Robinson-Patman vào năm 1936 và sẽ được trình bầy chi tiết tại cuối chương này. Mục 3 xử lý và tuyên bố là bất hợp pháp những hợp đồng bán hay cho thuê hàng hóa nào chứa đựng những yêu cầu giao dịch độc quyền, hoặc những sự dàn xếp với các trùm tư bản mà có thể dẫn tới hậu quả làm suy yếu một cách đáng kể sự cạnh tranh hay tạo ra một sự độc quyền trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động thương mại nào. Mục này không được áp dụng trừ phi đã có những hoạt động buôn bán và cho thuê thực sự chứa đựng những điều kiện bị cấm đoán mà có thể tạo ra khả năng là những điều kiện đó sẽ làm suy yếy sự cạnh tranh hay tạo ra một sự độc quyền trong phạm vi của loại hàng hóa đó . Mục 7 có mục đích điều tiết những hoạt động thôn tính sát nhập mà có thể tạo ra hậu quả chống lại sự cạnh tranh. Nó ngăn cấm những hành động mà một công ty tiến hành trong hoạt động thương mại giữa các bang hay với nước ngoài ( ngoại trừ đối với hoạt động đầu tư) nhằm thôn tính một phần hay tất cả cổ phiếu hoặc tài sản của một công ty khác mà khi đó hậu quả của sự thôn tính sẽ là làm suy yếu một cách đáng kể sự cạnh tranh hoặc sẽ tạo ra một sự độc quyền trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động thương mại nào tại bất kỳ khu vực nào của đất nước . Do vậy, bộ luật này yêu cầu phải có một sự xác định rõ cái gì cấu thành nên một lĩnh vực hoạt động thương mại và một khu vực của đất nước. Một khi những yếu tố đó đã được xác định, bộ luật này chỉ còn đòi hỏi phải đưa ra một khả năng hợp lý rằng sự thôn tính đó sẽ dẫn tới hậu quả chống lại sự cạnh tranh hiện tại hay trong tương lai trong lĩnh vực hoạt động thương mại đó và trong phạm vi thị trường đó.

Luật Robinson-Patman . Nguyên bản Mục 2 của bộ luật Clayton được thiết lập

nhằm ngăn cấm những đối thủ cạnh tranh lớn không được sử dụng sự phân biệt đối xử về giá cả ở tại địa phương và khu vực để đánh bật những đối thủ cạnh tranh với họ ra khỏi một khu vực đã định . Tuy nhiên, nó lại không xử lý những khiếu kiện của rất nhiều những nhà bán buôn và bán lẻ về việc các nhà cung cấp sẽ có hành động phân biệt đối xử về giá cả đối với những người mua khác nhau trong khu vực đó . Ví dụ, một số cửa hàng to lớn được nhận những mức giá tốt hơn so với các nhà bán buôn là

những người mua hàng rồi đem bán lại cho các nhà bán lẻ nhỏ bé. Bộ luật Clayton chỉ chú trọng tới hậu quả chống cạnh tranh của sự phân biệt đối xử về giá cả ở mức độ của người bán và không ở mức độ của khách hàng. Điều đó dẫn tới sự ban hành bộ luật Robinson-Patman ( thực sự là bản sửa đổi của bộ luật Clayton ) để nhằm tới hai mục tiêu cơ bản : (1) nhằm ngăn cản các nhà cung cấp không thể giành được một lợi thế không chính đáng so với các đối thủ cạnh tranh với họ thông qua việc phân biệt đối xử giữa những người mua hoặc là về giá cả hoặc là bằng cách cung cấp những khoản miễn giảm hay dịch vụ đặc biệt cho một số người ; và (2) nhằm ngăn cản người mua không được sử dụng những quyền lực kinh tế của họ để giành được một lợi thế

Một phần của tài liệu Moi truong phap ly trong kinh doanh (Trang 45 - 51)