Quan điểm thứ nhất

Một phần của tài liệu TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY docx (Trang 81 - 83)

IV. NGƯỜI GIÁO VIÊN TOÁN DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 4.1 Dạy học trong bối cảnh mớ

4.2.1. Quan điểm thứ nhất

Bản chất cốt lõi của hoạt động dạy là phải hình thành và phát triển tính tích cực trong hoạt động họccủa học sinh và rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng cơ bản của năng lực tự học, làm cho sinh viên biết chiếm lĩnh ‘‘toàn bộ bộ máy khái niệm của môn học, cấu trúc lôgich của môn học đó, các phương pháp đặc trưng của khoa học, ngôn ngữ của khoa học đó và biết ứng dụng những hiểu biết đó vào việc tiếp tục học tập và lao động’’. Dạy học thực chất là dạy tự học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể có một hoạt động học mà không có hoạt động dạy. Ngược lại, hoạt động dạy chỉ tồn tại trong hoàn cảnh có hoạt động học đang được triển khai. Nắm vững quan điểm này người giáo viên Toán cần quán triệt quan điểm hợp tác trong quá trình Dạy – Tự học. Người giáo viên dạy làm sao để nhiệm vụ của học sinh là phải đọc nhiều tài liệu tham khảo khác nhau để hoàn thiện các vấn đề toán học và dạy học toán phổ thông đã định hướng trong bài giảng. Xu hướng hiện đại của các chương trình dạy học, phương pháp dạy học là chuyển từ đào tạo kiến thức là chủ yếu sang đào tạo các năng lực trong đó có năng lực tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, bảo đảm cho học sinh hành động có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp tương lai. Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng.

Hoạt động học tập của học sinh là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức Toán học bằng hành động của chính mình hướng tới để đạt những mục đích nhất định. Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của học sinh thực sự chủ động trong học tập, mà cụ thể là tăng cường nhiều hơn quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, mục tiêu, phương thức đào tạo, thời gian đào tạo đã được xác định. Trong hình thức dạy học tập trung, người giáo viên trực tiếp tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, còn học sinh đóng vai trò chủ thể nhận thức, tích cực huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân của mình để tiến hành hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng và thái độ. Nếu học sinh thụ động, không có sự vận động tích cực các thao tác tư duy của bản thânđể rèn luyện kỹ năng tư duy, thì không thể chiếm lĩnh được tri thức và không thể hoàn thành nhân cách được. Một thực trạng hiện nay là ở trường phổ thông, có giáo viên thường làm thay học sinh theo kiểu cầm tay chỉ việc: từ khâu xác định nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội dung tri thức, biến đổi bài toán,...đến các bước đi, kế hoạch học tập cụ thể. Cách dạy học áp đặt như vậy tất yếu dẫn đến tính ỷ lại của số đông học sinh, sẽ không phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình học toán.

Một phần của tài liệu TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY docx (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w