Quy mô của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 25)

L ời mở đầu

2.8.1.4. Quy mô của hộ gia đình

Trẻ con nhiều và số người sống phụ thuộc cao, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ

con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Hơn nữa, công việc của các hộ nghèo là lao động phổ thông hay chăn thả súc vật, cho nên nhiều con có nghĩa là có nhiều sức lao động. Theo kết quả của ĐTMSHGĐ(2002) cho thấy 13,5% trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 16 làm việc trên

đồng ruộng của gia đình nhưng tỷ lệ nầy ở trẻ em người dân tộc là 33,5%.

Tỷ lệ phụ thuộc cao nghĩa là có nhiều người ăn theo nhưng có ít người lao động

để tạo thu nhập. Điều nầy khiến các thành viên tham gia lao động phải chịu gánh nặng về tiền bạc chi tiêu trong nhà. Trong trường hợp thu nhập không bùđược mức chi tiêu, các hộ gia đình dễ rơi vào vòng nghèo túng. Do đó người ta cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo.

Bảng 4: Nhân khẩu trong gia đình nhiều và số lao động có việc làm thấp:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000

Tổng số hộ nghèo Hộ 36.283

Nhân khẩu / hộ nghèo Người 5,2

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ổn định ở

tuổi lao động

% 22,75

Nguồn: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ.

Bảng trên cho thấy nhân khẩu trung bình của hộ nghèo là khá cao 5,2 người/hộ. Trong điều kiện phần lớn là làm thuê mướn, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chỉ 22,75% nên các hộ nghèo rất khó khăn trong việc mưu sinh.

2.8.1.5. Vấn đề làm nông của hộ gia đình:

Theo hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, hiện khoảng

của tỉnh An Giang (2008) hiện có 28,41 % số dân sống tại khu vực thành thị và 71,59% dân số trong tỉnh sống tại vùng nông thôn và vùng núi.

Một đặc điểm của nghề nông là nông dân phải thường xuyên chịu áp lực về

thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm hàng hóa nhiều nhưng chất lượng kém. Sức cạnh tranh

của hàng hóa nông nghiệp yếu, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp. Giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, cụ thể: nông dân mua nguyên liệu, vật tư, phân bón, cây, con giống … để sản xuất nhưng khi bán thì người mua lại quyết định

giá cả mà nông dân phải chấp nhận.

Theo Lê Thanh Sơn (2009) có hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các ngành

như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, 9% làm việc trong ngành công nghiệp và 13% làm việc trong ngành dịch vụ. Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài công việc trong nông nghiệp vốn không ổn định và thu nhập thấp. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nhằm giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn còn nhiều hạn

chế, các ngành chế biến nông sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển.

2.8.1.6. Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình:

Tìm hiểu số năm định cư của hộ gia đình để phần nào phản ảnh được tình hình di dân của các hộ gia đình. Theo BCPTVN (2004), người di cư thường chiếm số đáng

kể trong những hộ nghèo ở huyện lỵ, tỉnh lỵ. Giống như tình trạng nghèo ở nông thôn ngày càng tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số thì hộ nghèo ở đô thị càng có xu hướng

tập trung ở những người di cư.

2.8.1.7. Hộ có người đi làm xa: (trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài):

Theo BCPTVN (2004) tìm kiếm công ăn việc làm ở ngoài tỉnh là cách giúp cho hộ gia đình tạo thêm thu nhập. Các hình thức tìm kiếm việc làm đó có thể bao gồm:

làm theo mùa vụ, đi làm thuê trong nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, làm theo mùa vụ

trong nông nghiệp ở vùng xa như Tây Nguyên trong mùa hái cà phê, tìm việc làm dài hạn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác hoặc tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động.

Theo Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh An Giang là 9,2% trên tổng số lực

lượng lao động. Do vậy, tìm việc làm ở nơi xa cũng là một giải pháp mà người dân lựa chọn để sang sẻ gánh nặng kinh tế gia đình cùng người thân.

2.8.2. Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng: 2.8.2.1 Vấn đề đất sản xuất:

Các nguồn lực cơ bản và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp là đất đai và vốn. Người nghèo thiếu các nguồn lực đó nên nghèo lại hoàn nghèo. Diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những hộ sống bằng nông nghiệp. Không có đất hoặc thiếu đất canh tác sẽ khiến cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh sản xuất không đủ lương thực và thu nhập thấp. Thêm vào đó, người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngưnên khó có thể

nâng được giá trị của sản phẩm cây trồng, vật nuôi.

Bảng 5:Diện tích đất sử dụng theo dân tộc

Vùng sinh sống Đông Bắc Tây bắc Tây Nguyên

Kinh & Hoa Dân tộc ít người Kinh & Hoa Dân tộc ít người Kinh & Hoa Dân tộc ít người Đất canh tác hàng năm Có đất (%) Diện tích (m2) 88 2.457 98 4.995 75 5.436 99 11.855 48 7.745 90 11.399 Đất trồng cây lưu niên Có đất (%) Diện tích (m2) 33 2.471 25 3.617 30 3.561 20 3.582 66 12.193 38 10.782 Đất rừng Có đất (%) Diện tích (m2) 17 13.487 50 17.645 - - 22 22.199 2 - 4 -

Nguồn: BCPTVN (2008). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích được tính cho

các hộ có ít nhất một thửa đất, “-“ có nghĩa là số mẫu quá nhỏ không cho được ước tính

tin cậy.

2.8.2.2. Vay ngân hàng:

Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất kinh doanh gì cả. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Như vậy hộ gia đình sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy người nghèo hay gặpkhó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang giải pháp tình thế chứ ít có khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu loại trừ nguyên nhân do sự nhũng nhiễu của những người có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả được nợ.

2.8.2.3. Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng:

Theo BCPTVN (2004), đầu tư vào giao thông được coi là một công cụ quan trọng để giảm chênh lệch về mức sống giữa những vùng thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng ĐBSCL nơi mà phần lớn việc chuyên chở và đi lại của người dân đều bằng đường thủy. Tuy nhiên, vào mùa khô, khi mực nước sông xuống thấp, việc giao thông bằng đường thủy gặp khó khăn, nên đường giao thông nông thôn được xem là một đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh tế ở địa phương,

đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo.

Theo Trương Thanh Vũ (2007), cóđường ô tô tới xã là một trong những yếu tố

quan trọng quyết định mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình và tác giả cũng cho thấy

ở những nơi không có họp chợ thường xuyên thì thu nhập theo giờ lao động của hộ

đổi hàng hóa, không phải qua thương lái trung gian, cũng góp phần tăng thu nhập cho bà con vùng huyện biên giới nầy.

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở vùng bị ngập sâu: Mặc dù theo số liệu thống kê thì hầu hết các xã đều có đường ô tô. Nhưng, thực tế chất lượng đường giao thông ở nông thôn và vùng xa, vùng sâu rất kém, nhất là vào mùa mưa lũ.

Bảng 6:Chi tiêu công ở nông thôn và giảm nghèo (Nguồn: BCPTVN 2004)

Số người thoát nghèo trên mỗi tỷ đồng đầu tư

Nghiên cứu nông nghiệp

Tưới tiêu Đường xá Giáo dục

Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

11,8 7,0 13,4 11,7 17,7 8,5 10,1 311,6 278,8 686,7 302,2 362,1 73,1 248,6 54,6 34,8 69,5 54,4 66,3 16,5 54,1 Cả nước 27 10,6 270,6 46,8

Như vậy, theo ước tính của báo cáo trên, khi chi đầu tư một tỷ đồng vào đường nông thôn sẽcó tác động giảm nghèo nhiều nhất là 270,6 người, sau đó nếu đầu tư một tỷ đồng vào giáo dục thì sẽ có 46,8 người thoát nghèo và cuối cùng là đầu tư một tỷ đồng vào thủy lợi sẽ có 10,6 người thoát nghèo.

2.9 . Kết luận chươngII:

Qua kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta đã xác định được

một số nguyên nhân chủ yếu có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở

tác giảm nghèo của các cấp Chính quyền đạt được kết quả tốt thì việc xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình là vô cùng quan trọng.

Chống đói nghèo là một cuộc chiến đấu lâu dài và quyết liệt. Mặc dù trong điều

kiện còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên giành những nguồn lực để phục

vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn.

Phát triển kinh tế phải đi đôi với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao mức hưởng

thụ của người dân, nhất là nông dân, những người chịu nhiều tác động tiêu cực nhất nhưng lại hưởng lợi ít nhất từ quá trình tích lũy cho công nghiệp hóa của đất nước

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Bản đồ hành chánh và vị trí địa lý của tỉnh An Giang:

Bản đồ hành chính

An Giang nằm ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 3.424 km2, phía Bắc - Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang , phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. An Giang có 17 xã biên giới

giáp với Vương quốc Campuchia.

An Giang có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, cây ăn trái, nuôi thả thủy sản nước

ngọt, du lịch và ngoại thương. Trong suốt chiều dài lịch sử, An Giang luôn là một vựa

lúa lớn của vùng ĐBSCL; hiện nay, sản lượng lúa hàng năm của tỉnh vẫn lớn nhất toàn vùng với hơn 3,1 triệu tấn năm 2005 và gần 3,5 triệu tấn năm 2007. An Giang cũng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, hơn 12% năm 2007, và có nhiều

nỗ lực trong giảm nghèo. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 8,93%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước.

Tuy nhiên, đánh giá của Sở LĐTBXH cho biết, càng ngày việc thúc đẩy giảm

nghèo của An Giang càng gặp nhiều khó khăn. Một mặt, các đối tượng nghèo hiện nay

khó can thiệp hơn; mặt khác, các diễn biến liên quan đến dân tộc thiểu số, dân trí, thị trường, thiên tai, quá trình tăng cường cơ giới hoá và sự dịch chuyển đất đai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực giảm nghèo của các bên liên quan, bao gồm cả người dân và các cơ quan quản lý nghèo đói.

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số tỉnh An Giang khoảng 2,2 triệu người; trong đó, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 95%, người Khmer chiếm 3,9%, người

Hoa chiếm 0,64% và người Chăm 0,62%; khoảng 72% dân số An Giang sống ở khu

vực nông thôn. Mặc dù ngay từ tháng 12/1998 nhà nước đã công nhận tỉnh An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, nhưng theo đánh giá chung

trình độ chuyên môn và học vấn của lao động trong tỉnh hiện vẫn rất thấp: Chỉ có

12,51% số lao động là công nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt

nghiệp hết phổ thông trung học, trong khi con số này của toàn vùng ĐBSCL là 16,46%

vào ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 69,8%, còn lại ở ngành công nghiệp-xây dựng hơn 8,1% và ngành dịch vụ khoảng 22,1%.

3.2. Vị trí địa lý của huyện Tri Tôn:

Tri Tôn là một huyện miền núi của tỉnh An Giang, nằm về phía Tây Nam của

tỉnh, Bắc giáp huyện Tịnh Biên, Tây giáp huyện Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và huyện

Kirivong tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia, Nam giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, Đông giáp huyện Châu Thành và Huyện Thoại Sơn.

Bảng 7:Phân bố dân số và các đơn vị hành chánh của huyện Tri Tôn.

STT Đơn vị hành chánh Dân số (người) Người dântộc (người) Số hộ (hộ) Số hộ người dân tộc (hộ) Toàn huyện 125.654 48.088 28.301 11.060 1 Thị trấn Tri Tôn 14.752 3.174 3.246 679 2 Thị trấn Ba Chúc 15.518 861 3.535 204 3 Xã Lạc Quới 3.506 750 4 Xã Lê Trì 6.082 3.284 1.404 748 5 Xã Vĩnh Gia 5.642 1.276 6 Xã Vĩnh Phước 1.885 473 7 Xã Châu Lăng 14.136 10.714 3.059 2.252 8 Xã Lương Phi 10.630 2.981 2.459 728 9 Xã Lương An Trà 7.175 202 1.542 47 10 Xã Tà Đảnh 6.735 1.525 11 Xã Núi Tô 7.627 5.554 1.729 1.281 12 Xã An Tức 6.044 4.578 1.387 1.044 13 Xã Cô Tô 9.700 6.602 2.114 1.550 14 Xã Tân Tuyến 5.918 1.259 15 Xã Ô Lâm 10.304 10.138 2.543 2.527

Dân số huyện Tri Tôn gồm: 125.654 người, chiếm 5,6 % dân số toàn tỉnh, trong đó người Khmer là 48.088 người, chiếm 38,27 % dân số toàn huyện. Mật độ dân số

trong toàn huyện là: 209 người/km2.

Tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong năm 2007 đạt: 11,8%, cơ cấu kinh tế

của huyện được phân bố như sau: Nông lâm thủy sản: 40,09%; Công nghiệp và xây dựng: 14,25%; Dịch vụ: 45,66%. GDP bình quân đầu người là: 9,674 triệu đồng / người (Giá thực tế). Số lượng lương thực bình quân đầu người là: 3.165 kg / người.

(Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2007)

Bảng 8: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện tri Tôn

STT Đơn vị hành chánh Tổng số hộ dân cư Số hộ trước khi rà soát Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%) 1 Thị trấn Tri Tôn 3.338 659 500 14,47 2 Thị trấn Ba Chúc 3.841 589 460 11,97 3 Xã Lạc Quới 944 108 58 6,14 4 Xã Lê Trì 1.509 434 399 26,44 5 Xã Vĩnh Gia 1.562 90 112 7,17 6 Xã Vĩnh Phước 519 104 85 16,37 7 Xã Châu Lăng 3.236 881 821 25,37 8 Xã Lương Phi 2.358 346 308 13,10 9 Xã Lương An Trà 1.451 505 435 29,97 10 Xã Tà Đảnh 1.543 227 174 11,27 11 Xã Núi Tô 1.868 650 596 31,90 12 Xã An Tức 1.447 320 271 18,72 13 Xã Cô Tô 2.905 444 386 13,28 14 Xã Tân Tuyến 1.521 349 312 20,51 15 Xã Ô Lâm 2.865 815 726 25,34 Toàn huyện 30.970 6.521 5.643 18,25

Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn (2008)

Huyện Tri Tôn có tổng số hộ nghèo là: 5.643 hộ, chiếm tỉ lệ 18,25% trên tổng

số hộ trong toàn huyện, một tỉ lệ cao nhất tỉnh. Như vậy, tỉ lệ nghèo của huyện Tri Tôn

cao gần gấp 3 lần tỉ lệ nghèo của toàn tỉnh. Theo Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội

huyện Tri Tôn năm 2009, trong những năm tới, phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo 4,5% /

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)