Vấn đề làm nông của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 65 - 67)

L ời mở đầu

5.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình

Theo nghiên cứu nầy, làm nông là những hộ sinh sống chủ yếu có liên quan tới

nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu hoặc làm thuê trong nông nghiệp. Trong mẫu điều tra,

số hộ làm nông là 48% và số hộ nghèo làm nông là 63%.

Trước hết đối với công tác khuyến nông: Nông dân muốn thu được năng suất

cao thì nhất định phải ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thế nhưng, Theo GS TS Võ Tòng Xuân thì nông dân ta cần cù, giỏi nhưng cũng lại rất tự do, muốn trồng gì, nuôi con gì thì cứ rần rần mà làm theo phong trào và trong sản xuất, phần lớn họ đều làm theo kiểu

“cha truyền, con nối” là chính chứ ít ai chịu tuân thủ theo quy trình kỹ thuật do các nhà khoa học đưa ra.

Hiện nay, mạng lưới cán bộ khuyến nông chỉ dừng lại ở cấp xã, Theo ý kiến đề

khuyến nông có thể “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nông dân. Hiện nay trường Đại học An Giang có đào tạo đội ngũ “kỹ sư phát triển nông thôn”. Các cấp Chính

quyền nên tuyển chọn các cán bộ khuyến nông từ đội ngũ kỹ sư nầy, một điều quan

trọng, chế độ lương bổng phải tương xứng với công sức của họ.

Đối với người nông dân, việc làm ăn của họ vốn đã nhiều bất trắc. Vì vậy ở tầm

vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên có những dự báo cụ thể, đừng quá sai lệch để ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Những khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về

việc trồng cây gì, nuôi con gì phải đủ sức thuyết phục, tránh điệp khúc: “trúng mùa, rớt

giá”.

Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo cho ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2011 và khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát

triển công nghệ sau thu hoạch như: gặt đập liên hợp, sấy, silo chứa lúa … là một tín

hiệu mừng cho bà con nông dân. Với mô hình nầy, tác giả xin đề xuất, có thể phát triển

thành sàn giao dịch lúa, nghĩa là người nông dân có thể mang lúa đến bán ngay hoặc

gởi lại để chờ thời cơ sẽ bán sau, trong khi gởi, họ có thể vay ngân hàng để đầu tư cho

vụ tới.

Phát huy và điều hành chương trình liên kết bốn nhà một cách thiết thực, không

quá nặng về hình thức mà sao lãng nội dung của công việc. Doanh nghiệp phải tích cực đi tìm thị trường và đặt hàng cho nông dân về số lượng, chất lượng và thời điểm cung ứng. Muốn vậy, Nhà nước phải thể hiện vai trò trung gian gắn kết và điều tiết, cụ thể: thông qua nhà khoa học, hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật để tạo ra được sản phẩm an

toàn, chất lượng cao nhất nhưng với giá thành cạnh tranh nhất. (Báo Tuổi Trẻ, “Nông

dân Việt Nam vẫn tự bơi” ngày 4/12/2008)

Giá sàn để làm cơ sở thu mua lúa cho nông dân phải được tính bài bản hơn, phải

tính một cách sòng phẳng. Tất cả các chi phí sản xuất phải là chi phí kinh tế, như vậy,

sở đưa ra mức giá sàn để đảm bảo cho người nông dân lợi nhuận 30% trên tổng giá trị

sản xuất.

Chính quyền địa phương nên quan tâm đến việc phân bổ các nguồn lực để đầu tư và khai thác được lợi thế của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: Dãy Thất Sơn hùng

vĩ giữa đồng bằng bao la, vào mùa nước lũ thì Thị trấn Tri Tôn như một đảo nhỏ giữa mênh mông nước bạc. “Tu phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” câu nói truyền miệng đã đi

vào tâm linh của người Việt. Khai thác dịch vụ du lịch phải là thế mạnh của huyện Tri Tôn để góp phần vào công cuộc giảm nghèo. Những địa danh: Xà – Tón, Ô Tà Sóc, núi Cấm, Soài So, sân chim Trà Sư, đồi Tức Dụp (còn gọi là đồi hai triệu đô – la) với

hệ thống hang động kỳ thú từng làm nên những chiến tích lẫy lừng trong kháng

chiến… từng ấy địa danh đủ để quảng bá du lịch cho Tri Tôn. Vấn đề phải giải quyết là Chính quyền cần đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như: du lịch về với tự

nhiên, du lịch leo núi, du lịch văn hóa, du lịch tín ngưỡng và du lịch mua sắm, ngoài ra,

đầu tư hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ để tăng mức chi tiêu của du khách.

Mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho con em của các hộ nghèo, đặc

biệt là các loại hình mà người học có thể hành nghề tại nhà hoặc làm việc tại các cơ sở

sản xuất như: Thêu may, đan lát, lái xe, tập huấn mô hình vườn ao chuồng, trồng

nấm … Ngoài ra, các cấp chính quyền nên có liên kết với các cơ sở tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh để học viên có công ăn việc làm.

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)