Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 55 - 59)

L ời mở đầu

4.11. Kết quả phân tích hồi quy

Đầu tiên, chúng tôi đưa tất cả các biến vào mô hình.1 Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ước lượng như sau:

Bảng 4.11.1 Mô hình Logit về nghèo ở huyện Tri Tôn

Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Hệ số hồi quy(Bk) S.E. Trị thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập Hằng số 0,222544 0,354440 0,658909 0,5100 Diện tích (1.000 m2) -0,349984 0,100246 -3,491252 0,0005 Đi làm xa (có = 1) -1,123436 0,533478 -2,105870 0,0352 Học vấn (từ lớp 0 - 12) -0,217817 0,068642 -3,173246 0,0015 Làm nông (Có = 1) 1,797312 0,472358 3,804978 0,0001

Số tiền vay (triệu đồng) -0,108538 0,049502 -2,193512 0,0283

Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm được mô hình chứa năm biến độc lập có ý

nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, và SOTIENVAY.

- Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2. Hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình có sở hữu đất, khả năng nghèo của hộ càng ít.

- Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có người đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy

mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình. Ý nghĩa

của biến là hộ gia đình có người đi làm xa thì khả năng nghèo của hộ càng ít.

- Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (-), phù hợp với

kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng được giáo dục đến nơi đến chốn thì khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của hộ gia đình càng giảm.

- Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số

hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ

nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng.

- Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng

(triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình

được vay thì khả năng lâm vào hoàn cảnh nghèo của hộ càng giảm.

Bảng 4.11.2 Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố Biến số phụ thuộc:

Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không

nghèo = 0)

Xác suất nghèo được ước tính khi

biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%) Hệ số tác động biên (eBk) 10% 20% 30% 40% Các biến số độc lập Diện tích (1.000 m2) 0,644046 6,68% 13,87% 21,63% 30,04% Đi làm xa (có = 1) 0,325160 3,49% 7,52% 12,23% 17,82% Học vấn (từ lớp 0 - 12) 0,804272 8,20% 16,74% 25,63% 34,90% Làm nông (Có = 1) 6,033407 40,13% 60,13% 72,11% 80,09%

Số tiền vay (triệu đồng) 0,897104 9,06% 18,32% 27,77% 37,42% Với xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ được học thêm 1 năm thì xác suất nghèo của hộ

giảm còn 16,74%.

Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có thêm 1.000 m2 đất để canh tác thì xác suất nghèo của

hộ giảm còn 6,68%.

Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có vay thêm 1 triệu đồng để làm ăn thì xác suất nghèo của

Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hưởng

hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, sự tác động theo kỳ vọng của biến vào tình trạng nghèo của hộ càng lớn. Nếu

xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 40%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ tăng lên 80,09%. Cũng với

giả định như trên, nếu hộ gia đình có đi làm xa thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 17,82%.

Các biến khoảng cách và đường ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể

giải thích như sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông,

thủy lợi, trường học, trạm xá, điện nước và chỉnh trang phum sóc đặc biệt là những

huyện miền núi và có vùng nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn. Các trục giao

thông liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp và cho đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn hầu hết là đường trải nhựa, đảm bảo giao thông thông suốt,

xe bốn bánh lưu thông từ huyện đến tận chợ khóm, ấp.

Các biến về đặc điểm nhân khẩu học như số người phụ thuộcvà số năm định cư

của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Mặc dù theo nhận định thông thường, càng đông con, càng có nhiều người phụ thuộc, gia đình càng phải mang

gánh nặng về chi tiêu, hay càng định cư lâu thì càng ít nghèo. Tuy nhiên, do huyện Tri Tôn là một huyện nông thôn, vùng sâu, trẻ em và người rỗi việc lại có thể phụ giúp gia

đình các công việc đồng áng, chăn thả súc vật, mò cua bắt ốc, hái thuốc nam … nên có thể đỡ đần phần nào chi tiêu của hộ. Ngoài ra, qua kết quả điều tra cũng cho thấy không

có sự phân biệt rõ ràng giữa tình trạng nghèo của người cư ngụ lâu năm và người mới định cư tại địa phương, cơ hội làm ăn, sinh sống dường như vẫn chia đều cho hai nhóm người trên.

Các biến dân tộc, giới tính không có ý nghĩa thống kê, một phần có thể do hạn

chế của mẫu quan sát. Lý do quan trọng hơn, là những năm qua, các chính sách về dân

giải quyết nền nhà và đất sản xuất cho các hộ nghèo người Khmer, các chương trình

đào tạo nghề, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã phát huy mặt tích

cực của nó. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng

bào dân tộc ít người, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng người Kinh – Hoa.

Theo kết quả thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện đã xây dựng đề án

số 27 về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer và thực hiện quyết định về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc

thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn: cấp một nền nhà để ở, diện tích 100 m2, hỗ trợ đất

nông nghiệp: 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nước hai vụ, hoặc 0,5 ha đất đồi, gò … Có thể nói các chính sách về dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu

quả và mang đến vùng đất nầy một diện mạo mới.

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)