Khái quát quá trình phát triển doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf (Trang 41 - 45)

Với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chính thức được khởi xướng từ Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (12/1986), sau hơn 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới tư duy và cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hĩa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa phương hĩa và đa dạng hĩa quan hệ kinh tếđối ngoại, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990 – 2008 đạt 7,55% (xem Bảng 2.1), được xếp vào nhĩm các quốc gia cĩ tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2008 Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng bình quân Tốc độ tăng trưởng (%) 5,10 9,54 6,79 6,84 7,04 7,24 7,69 8,43 8,17 8,48 6,23 7,55% GDP/người (USD) 105 288 391 413 440 492 552 636 723 835 1030 13,6% Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả

Với những thành quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân cũng khơng ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của Việt Nam chỉ khoảng trên 100 USD thì đến năm 2007 GDP/ người đã đạt 835 USD, tăng hơn 8 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.030 USD/người. Với mức thu nhập này, năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên thốt ra khỏi nhĩm các nước nghèo (nhĩm nước cĩ thu nhập thấp) theo cách phân loại của Ngân hàng thế giới. Bên cạnh đĩ, chính sách đổi mới cũng đã

đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của khối ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do Đơng Nam Á (AFTA) và APEC, thực hiện hiệu quả Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ thì một cột mốc rất đáng ghi nhớ, đánh dấu quá trình hội nhập ngày càng tồn diện của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế tồn cầu, đĩ là sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006 sau nhiều năm nỗ lực đàm phán.

Gĩp phần vào việc tạo nên những thành quả chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, khơng thể khơng nĩi tới vai trị và sựđĩng gĩp của cộng đồng DN Việt Nam trong nền kinh tế. Đây được xem là lực lượng chủ đạo và giữ vai trị then chốt trong việc tạo nên sức mạnh nội tại và sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và triển khai Luật doanh nghiệp đi vào thực tế cuộc sống, cộng đồng DN Việt Nam đã cĩ sự phát triển lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày càng cĩ nhiều đĩng gĩp quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo kết quảđiều tra thực trạng DN năm 2006 của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2005, số DN thực tế đang hoạt động trên cả nước là 113.352 DN, tăng 23,54% so với 31/12/2004 và gấp 2,7 lần so với năm 2000. Bình quân của thời kỳ 2001 – 2005, số DN thực tế hoạt động tăng 28%, tức khoảng 14.213 DN. Xu hướng gia tăng này tiếp tục được giữ vững và đạt 131.318 DN vào cuối năm 2006, tăng 15,85% so với thời điểm cuối năm 2005 (xem bảng 2.2). Mức đĩng gĩp của DN vào nền kinh tế ngày càng tăng, riêng năm 2005 đĩng gĩp tới 53% GDP của cả nước. Đầu tư của DN năm 2005 cũng chiếm tới 55% tổng số vốn đầu tư tồn xã hội và đã gĩp phần tích cực vào việc giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cho nền kinh tế. Nếu như trong năm 2003, các DN đã giải quyết được việc làm cho 517 ngàn lao động thì con số này ở năm 2004 là 595 ngàn và năm 2005 là 473 ngàn lao động.

Bảng 2.2 Số lượng DN đang hoạt động vào 31/12 hàng năm

Chỉtiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số lượng DN 72.012 91.756 113.352 131.318 189.548 315.000

Tốc độ tăng (giảm) 27,42% 23,54% 15,85% 44,34% 66,18%

Theo số liệu từ Cục phát triển DN – Bộ kế hoạch & đầu tư, tính đến thời điểm cuối năm 2008, cả nước cĩ khoảng 350.000 được thành lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.500 ngàn tỷ đồng, trong đĩ DN vừa và nhỏ chiếm 96,5% tổng số DN đã đăng ký kinh doanh, đĩng gĩp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động và chiếm 17,46% tổng số nộp ngân sách. Nếu loại trừ số DN đã giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoảng 35.000 DN) thì số DN hiện đang hoạt động trên cả nước vào khoảng 315.000 DN. Như vậy, tỷ lệ DN tồn tại và hoạt động sau 17 năm (tính từ năm 1991 đến nay) là 82,5%. Riêng trong năm 2008, cả nước cĩ khoảng 65.800 DN đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt 484,2 ngàn tỷ đồng, bằng 113% về số lượng và 107,79% về số vốn đăng ký so với năm 2007. Trung bình trong năm 2008, mỗi tháng cĩ khoảng 5.484 DN thành lập mới trong khi con số này ở năm 2007 là 4.321 DN. Về mặt chính sách, mục tiêu phát triển DN đến năm 2010 đạt 500.000 DN làm ăn cĩ hiệu quả, trong đĩ DN nhỏ và vừa chiếm khoảng 90% cũng đã được Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược quốc gia về phát triển DN. Để cĩ thể thực hiện hiệu quả mục tiêu đạt 500.000 DN vào năm 2010, kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa 5 năm (2006 – 2010) cũng đã chính thức được triển khai trên tất cả các tỉnh, thành trong cả nước theo Quyết định số 236/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ. Kế hoạch đã xác định rõ quan điểm phát triển DN nhỏ và vừa với những mục tiêu tổng quát như: đẩy nhanh tốc độ phát triển DN nhỏ và vừa, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các DN nhỏ và vừa đĩng gĩp ngày càng nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế …

Mặc dù sĩ sự tăng trưởng rất ấn tượng về mặt số lượng và đĩng gĩp ngày càng tích cưc vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như vào ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cá nhân, gĩp phần đáng kể trong việc huy động nguồn lực đầu tưđể phát triển kinh tế - xã hội đất nước… nhưng về mặt tổng thể, DN Việt Nam vẫn được đánh giá là cĩ quy mơ nhỏ (xem bảng 2.3), vốn ít, năng lực cạnh tranh yếu, cơng nghệ cịn lạc hậu, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều, trình độ quản trị DN và sự am hiểu về hệ thống luật pháp quốc tế vẫn cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đĩ, một số khơng ít DN vẫn cịn tâm lý ỷ lại và trơng chờ vào sựưu đãi, bao cấp của nhà nước (nhất là các DN quốc doanh). Sự yếu kém và hạn chế trong việc minh hĩa thơng tin tài chính cũng là một rào cản

khơng nhỏđối với các DN trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi và trên thị trường tài chính. Bảng 2.3 Quy mơ vốn của DN tại thời điểm 31/12/2006 Vốn điều lệ Số lượng DN Tỷ trọng Dưới 0,5 tỷ VND 15.908 12,11% Từ 0,5 – 1 tỷ VND 21.809 16,61% Từ 1 – 5 tỷ VND 64.137 48,84% Từ 5 – 10 tỷ VND 12.487 9,51% Từ 10 – 50 tỷ VND 11.502 8,76% Trên 50 tỷ VND 5.475 4,17% Tổng cộng 131.318 100% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2008, do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khĩ khăn, trong đĩ các DN là đối tượng chịu sự tác động rõ nhất. Trong bối cảnh đĩ, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều giải pháp linh hoạt để tháo gỡ khĩ khăn cho nền kinh tế nĩi chung và kích thích hỗ trợ kịp thời cho các DN nĩi riêng, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa – đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế. Năm 2009, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khĩ khăn thực sự do ảnh hưởng độ trễ của kinh tế thế giới. Tuy nhiên cũng cĩ nhiều chuyên gia đánh giá nền kinh tế thế giới sẽ cĩ khả năng phục hồi sớm hơn, do đĩ Việt Nam vẫn cĩ thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mà Chính phủ đã đề ra từ 6 – 6,5% và kiềm chế lạm phát ở mức độ thấp. Để đạt được những mục tiêu đĩ, bên cạnh sự linh hoạt trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước địi hỏi cần phải cĩ sự nỗ lực vươn lên từ phía bản thân mỗi DN. Các DN cần phải nâng cao trình độ quản trị, minh bạch hĩa thơng tin về tài chính, chủ động về nguồn vốn, cơ cấu lại nguồn tài chính, nghiên cứu huy động nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khốn, trong đĩ khơng thể khơng lưu ý đến vai trị và những lợi ích của kênh tài trợ vốn thơng qua phát hành TPDN. Tại các quốc gia khác, trong cơ cấu vốn của các DN chỉ cĩ một phần là vốn tự cĩ, phần cịn lại chủ yếu huy động trên thị trường chứng khốn trong khi đối với hầu hết các DN ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự chú ý và cịn bỏ ngỏ

kênh huy động vốn quan trọng này. Đối với các DN lớn, cũng cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hĩa, huy động thêm nguồn vốn từ xã hội để nâng cao chất lượng nguồn vốn. Cĩ thể khẳng định năm 2009 là thời điểm khĩ khăn, một bộ phận DN cĩ thể bị đào thải phải ngừng sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh. Tuy nhiên, đây sẽ là thời điểm để thử thách, khẳng định bản lĩnh DN và xét về tổng thể sẽ làm cho cơ cấu DN hợp lý hơn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế một cách lâu dài và bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)