Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf (Trang 33 - 37)

* Th trường trái phiếu doanh nghip M:

Thị trường TPDN Mỹ đã trở thành thị trường phát hành phi chính phủ lớn nhất thế giới kể từ những năm 1920. Đa số các DN đều áp dụng phương thức phát hành TPDN để huy động vốn, chủ yếu là các trái phiếu cĩ thời gian đáo hạn từ 2 năm đến 50 năm. Thị trường TPDN Mỹ là thị trường phi tập trung giữa các nhà kinh doanh và cơng chúng. Ngày nay, thị trường TPDN là một trong những khu vực lớn nhất trên thị trường trái phiếu Mỹ theo cả hai phương diện về số lượng DN phát hành cũng như về giá trị trái phiếu đang lưu hành.

Trên thị trường TPDN Mỹ cĩ một khu vực thị trường đặc biệt dành cho các cơng ty nước ngồi phát hành trái phiếu bằng USD gọi là thị trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu Yankee cĩ các đặc điểm tương tự như TPDN trong nước, trừđặc điểm về tổ chức phát hành và thuế. Nhà đầu tư nước ngồi được miễn nộp thuế cho phần lãi của trái phiếu Yankee, trái phiếu Yankee trở thành trái phiếu duy nhất ở Mỹ mà nhà đầu tư nước ngồi cĩ thể mua mà khơng bị đánh thuế.

Thị trường thứ cấp cho TPDN ở Mỹ gồm hai loại: Sở giao dịch chứng khốn và thị trường OTC. Trên thị trường OTC thường diễn ra các giao dịch TPDN với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư cĩ tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, thị trường DN khơng quy định về việc cơng bố thơng tin ra cơng chúng về các giao dịch thực hiện cũng như giá đặt mua và đặt bán như là trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ.

* Th trường trái phiếu doanh nghip Nht Bn:

Giữ vai trị quan trọng trên thị trường TPDN ở Nhật là Bond Floatation Committee (Kisaika) gồm 43 tổ chức cĩ nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn cho việc phát hành trái phiếu, giám sát kỳ hạn và tổng giá trị trái phiếu phát hành, kiểm sốt các đợt phát hành ra cơng chúng để tránh tình trạng thao túng thị trường.

Hệ thống định mức tín nhiệm TPDN ở Nhật chính thức ra đời vào năm 1977. Ngồi những tổ chức định mức tín nhiệm lớn của nước ngồi như Moody’s và Standard & Poor’s, nhiều tổ chức định mức tín nhiệm lớn ở Nhật đã được thành lập nhưng chỉ cĩ cơng ty Mikuni là tổ chức định mức tín nhiệm độc lập. Trước năm 1983, các cơng ty Nhật xem việc phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngồi là một kênh huy động vốn

rất hấp dẫn. Từ năm 1983 đến nay, do việc nới lỏng các quy định về phát hành trái phiếu chuyển đổi cùng với xu thế giảm lãi suất trên thị trường trong nước, các cơng ty Nhật lại chuyển sang phát hành trái phiếu chuyển đổi trên thị trường nội địa.

Trong những năm 1990, lãi suất ngân hàng ở Nhật đã giảm xuống rất thấp và đạt mức kỷ lục là 0,5% vào tháng 9/1995. Điều này khiến cho các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư cĩ tổ chức rút vốn ra khỏi ngân hàng và chuyển sang đầu tư vào thị trường trái phiếu. Hầu hết các đợt phát hành TPDN đều cĩ lãi suất cố định với thời hạn từ 3 – 5 năm. Đối với các nhà đầu tư muốn cĩ lãi suất coupon cao hơn, một số cơng ty hàng đầu (như Tepco, NTT) cịn kéo dài thời hạn trái phiếu lên 10 – 20 năm. Tổng giá trị TPDN đã phát hành trên thị trường trái phiếu Nhật đạt 6,95 ngàn tỷ yên vào năm 1995 và 10 ngàn tỷ yên vào năm 1996. Khối lượng TPDN lưu hành trên thị trường trái phiếu Nhật Bản đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và đạt 773,97 tỷ USD vào năm 2007, trong khi con số này ở năm 2005 là 743,87 tỷ USD và năm 2006 là 706,93 tỷ USD (theo Asia Bond Monitor 2008).

* Th trường trái phiếu doanh nghip Trung Quc:

Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phiếu xây dựng vào những năm 1950, nhưng phải đến năm 1981 khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế thì chính phủ mới bắt đầu chủ trương xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu. Cùng với sự xuất hiện của trái phiếu kho bạc tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 1981 – 1985 là việc phát hành trái phiếu của các DN địa phương vào năm 1982 và trái phiếu ngắn hạn của các DN nhà nước vào năm 1986, gĩp phần nâng cao tỷ trọng của trái phiếu lên hơn 90% lượng giao dịch. Đặc biệt từ khi Trung Quốc ban hành “Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu cơng ty” vào ngày 27/3/1987 thì việc phát hành TPDN được quản lý thống nhất, do vậy số lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng. Tổng giá trị trái phiếu phát hành năm 1981 là 48,7 triệu nhân dân tệ (NDT), năm 1985 là 65,5 triệu NDT, đến năm 1994 đạt 113,3 tỷ NDT và hiện nay tổng giá trị TPDN phát hành lên tới hàng ngàn tỷ NDT mỗi năm.

Việc phát hành TPDN ở Trung Quốc bị kiểm sốt chặt chẽ hơn sau khi Trung Quốc ban hành “Các quy định hành chính đối với TPDN” vào năm 1993. Cho đến năm 1996, TPDN Trung Quốc được đánh giá là cĩ tính thanh khoản thấp. Số lượng TPDN niêm yết trên Sở giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến rất ít và khơng được giao dịch

thường xuyên (đến năm 1996 chỉ cĩ 5 TPDN được niêm yết tại Sở giao dịch Thượng Hải và 1 TPDN được niêm yết tại Sở giao dịch Thẩm Quyến). Trước tình trạng đĩ, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành những cải cách nhằm vực dậy thị trường TPDN như: định giá TPDN căn cứ vào TPCP, nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, xây dựng các tổ chức định mức tín nhiệm, quy định các DN muốn niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch thì phải thõa mãn một sốđiều kiện nhất định; chẳng hạn, DN phát hành từ 1 tỷ NDT trở lên thì phải cĩ định mức tín nhiệm AAA. Nhờ vậy số lượng DN phát hành trái phiếu ra thị trường gia tăng đáng kể, TPDN phát hành khơng chỉ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn mà cịn cĩ thểđược giao dịch trên cả thị trường OTC. Hiện nay, tỷ lệ dư nợ TPDN Trung Quốc bằng 35% thị trường và chiếm 19% GDP. Quy mơ thị trường TPDN Trung Quốc cũng cĩ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, thể hiện qua sự gia tăng liên tục của giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường. Nếu như giá trị TPDN phát hành trên thị trường trong hai năm 2005, 2006 lần lượt là 64,07 tỷ USD và 105,55 tỷ USD thì con số này ở năm 2007 đã đạt 156,71 tỷ USD, tăng 144,59% so với năm 2005 và tăng 48,47% so với năm 2006 (theo Asia Bond Monitor 2008).

* Th trường trái phiếu doanh nghip Hàn Quc:

Thị trường trái phiếu Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai ở Châu Á sau thị trường trái phiếu Nhật Bản. Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành trên thị trường tính đến cuối năm 2007 đã đạt 1.313,81 tỷ USD. Trước năm 1997, thị trường trái phiếu Hàn Quốc vẫn cịn nhiều bất cập. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á 1997, Hàn Quốc đã tiến hành một số biện pháp cải tổ nhằm phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu quốc gia nĩi chung và thị trường TPDN nĩi riêng.

Trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên được phát hành vào năm 1963. Khi đĩ chính phủ Hàn Quốc nhận thấy nhu cầu cần phải phát triển thị trường vốn với vai trị là kênh huy động vốn trong nước và Luật khuyến khích thị trường vốn năm 1968 đã được ban hành nhằm hỗ trợ cho việc phát triển thị trường trái phiếu. Vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát hành TPDN, đáng chú ý nhất là hệ thống đảm bảo cho TPDN và một số cải cách về hệ thống thuế. Cùng với việc thành lập Hệ thống tín thác đầu tư chứng khốn và hệ thống bảo lãnh phát hành, thị trường TPDN Hàn Quốc bắt đầu được hình thành. Vào những năm 1980, chính phủ đã bãi bỏ giới hạn về phát hành TPDN đảm bảo, ban hành hợp đồng mua lại,

cho phép áp dụng chế độ tự quản khi phát hành TPDN và cho phép phát hành tín phiếu cĩ lãi suất thả nổi. Các biện pháp này cĩ tác dụng kiểm sốt khối lượng phát hành trên thị trường TPDN so với tồn bộ thị trường trái phiếu Hàn Quốc. Trên cơ sở đĩ, TPDN dài hạn với lãi suất thả nổi đã được phát hành từ năm 1980 và các giao dịch trái phiếu theo hợp đồng mua lại xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984. Trên thị trường TPDN Hàn Quốc, trái phiếu bảo đảm chiếm một tỷ trọng lớn và thường được coi là mức chuẩn cho tồn bộ thị trường trái phiếu. Lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm được lấy làm mức chuẩn, mức chuẩn này duy trì ở mức 13% cho đến năm 1987, sau đĩ bắt đầu tăng do lạm phát và sự bùng nổ trên thị trường bất động sản trong nước. Trong suốt thời kỳ tín dụng bất ổn vào cuối năm 1991, lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm này tăng lên tới 19,56% và đến tháng 3/1993 giảm xuống cịn 11% do nhu cầu vay vốn của các DN giảm trong thời kỳ suy thối kinh tế mạnh. Đến năm 1994, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên lợi suất trái phiếu đã tăng lên mức từ 13 – 14%. Vào thời kỳ 1989 – 1994, trong 5 loại trái phiếu lưu hành trên thị trường trái phiếu Hàn Quốc (TPCP, TPCQĐP, TPDN nhà nước, trái phiếu ngân hàng trung ương và TPDN) thì TPDN chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38% với tổng giá trị là 126,87 tỷ Won (tương đương với 157 tỷ USD).

Cĩ thể thấy rằng cho đến trước năm 1997, thị trường TPDN Hàn Quốc khơng theo nguyên tắc thị trường, vai trị và sựảnh hưởng của nĩ trong hệ thống tài chính Hàn Quốc vẫn cịn rất mờ nhạt. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường trái phiếu và đã đề ra nhiều giải pháp tích cực để vực dậy thị trường trái phiếu nĩi chung và thị trường TPDN nĩi riêng. Thị trường trái phiếu chính phủ đã cĩ những thay đổi căn bản, trái phiếu chính phủ 3 năm được phát hành theo mơ hình trái phiếu chính phủ Mỹđể xác định lãi suất tham chiếu cho tồn thị trường. Quy trình phát hành trái phiếu cũng được thay đổi nhằm tăng tính minh bạch của thị trường hơn. Cơ chế phát hành theo tỷ giá định trước được thay thế bằng cơ chế xác định giá theo cung cầu thị trường, hệ thống đấu giá điện tử được thiết lập nhằm từng bước hồn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu. Hệ thống định mức tín nhiệm được hình thành theo quy chuẩn và ngày càng giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường TPDN Hàn Quốc. Với những giải pháp tích cực và mang tính đột phá như trên, thị trường TPDN Hàn Quốc đã cĩ những chuyển biến rất rõ nét, TPDN đã thực sự trở thành một trong những cơng cụ

huy động vốn trung dài hạn quan trọng và hiệu quả cho các DN khi cĩ nhu cầu tài trợ vốn. Cơ cấu thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong năm 2006 đã cĩ sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính năm 1997, trong đĩ TPDN chiếm tỷ trọng là 15,13%, TPCP chiếm tỷ trọng 31,61%, trái phiếu bình ổn tiền tệ chiếm tỷ trọng 19,69%, trái phiếu do các định chế tài chính phát hành chiếm tỷ trọng 20,52%, trái phiếu đặc biệt và TPCQĐP chiếm tỷ trọng 13,06% tồn thị trường.

Bảng 1.1: Cơ cấu các loại trái phiếu lưu hành ở Hàn Quốc (nghìn tỷ KRW)

Loại trái phiếu 1996 1998 2000 2002 2004

Trái phiếu chính phủ 23,3 41,6 71,2 90,2 170,5

Trái phiếu bình ổn tiền tệ 30,0 45,7 66,4 83,9 142,5

Trái phiếu doanh nghiệp 61,3 122,7 143,1 162,7 131,0

Trái phiếu tài chính 28,9 48,5 73,0 104,4 115,7

Trái phiếu khác 28,8 86,2 86,6 139,9 116,4

Tổng cộng 172,3 344,6 440,3 581,7 676,8

Nguồn: Bank of Korea, Financial Supervisory Service

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)