b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Một là, thị trường điện được hình thành ở giai đoạn cạnh tranh phát, việc đa dạng
hóa các hình thức sở hữu trong ngành điện đang được đẩy mạnh. Sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực giữa các công ty trong ngành (với các hình thức sở hữu khác nhau) ngày càng rõ nét hơn. Do vậy, những tác động bất lợi do công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở công ty hiện nay càng trở nên gay gắt hơn. Đặc biệt, cơ chế và chính sách của công ty đối với lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chậm đổi mới sẽ làm tăng hiện tượng “chảy máu chất xám” khiến công ty có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu cán bộ, kỹ sư, chuyên viên có trình độ cao.
Hai là, cơ chế điều hành của EVN chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, quy trình ra
quyết định còn khá rườm rà về thủ tục đã làm cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực ở PTC4 nhìn chung thiếu chủ động, không phát huy tối đa hiệu quả.
đơn vị trong đó có PTC4 chưa kịp hoàn thiện, đổi mới nhằm tạo động lực, tăng vai trò chủ động ở các đơn vị trong điều kiện kinh doanh năng động hiện nay. Ảnh hưởng của cơ chế xin - cho, tư tưởng và thái độ độc quyền những năm 1980 trở về trước vẫn còn khá nặng nề ở một số lãnh đạo, cán bộ quản lý đã làm giảm khả năng chủ động, hạn chế các nỗ lực đổi mới trong công tác phát triển NNL. Việc đề xuất kế hoạch đầu tư cho phát triển năng lực NNL ở hầu hết các đơn vị, hạch toán phụ thuộc như PTC4 bị hạn chế.