Hoàn thiện công tác đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015.pdf (Trang 85 - 91)

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.4 Hoàn thiện công tác đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo

(1) Áp dụng phương pháp đào tạo theo khe hở năng lực cho từng vị trí công việc

Thông thường nhu cầu đào tạo ở một Công ty rất lớn, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó không thể có kinh phí để đào tạo ngay một lúc, mà phải xếp thứ tự ưu tiên cho từng thời kỳ của từng cấp quản lý khác nhau cũng như từng vị trí công việc khác nhau.

Nguyên tắc xếp thứ tự ưu tiên trong đào tạo là lĩnh vực nào yếu nhất và có tầm quan trọng đặc biệt nhất thì nên tổ chức đào tạo trước, nguyên tắc đó gọi là Phương pháp đào tạo theo khe hở năng lực.

Các bước tiến hành như sau:

- Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi của PTC4, có nghĩa xác định những mục tiêu cần đạt được của từng cấp quản lý của PTC4.

- Bước 2: Xác định những năng lực chính yếu cần có của từng cấp quản lý hoặc mỗi vị trí công việc.

- Bước 3: Xác định mức độ quan trọng của từng loại năng lực của mỗi cấp quản lý hoặc của mỗi vị trí công việc.

- Bước 4: Xác định mức độ thành thạo yêu cầu của năng lực.

+ Mức độ thành thạo là khả năng làm được công việc của mỗi người trong từng vị trí. Đối với mỗi năng lực, tùy theo từng vị trí mà mức độ thành thạo khác nhau. Mức độ thành thạo yêu cầu là tiêu chuẩn đặt ra khi hoàn thành công việc mà nhân viên tại vị trí này được Công ty yêu cầu phải đạt đến. Có năm mức độ thành thạo được xác định:

◦ Mức 5 điểm: Thể hiện yêu cầu năng lực cao nhất đối với một vị trí để hoàn thành công việc

◦ Mức 1 điểm: Thường để trống, vì được dùng để đánh giá khi nhân viên không hoàn thành được yêu cầu tối thiểu trong công việc

+ Các yêu cầu giữa các mức điểm phải khác nhau rõ rệt.

- Bước 5: Xác định mức độ thành thạo thực tế (Năng lực thực tế).

Mức độ thành thạo thực tế là khả năng thực tế của từng nhân viên đạt được khi hoàn thành công việc.

- Bước 6: Tìm ra khe hở của năng lực, có nghĩa xác định năng lực thực tế nào mà cấp quản lý yếu nhất thì tập trung đào tạo đúng khâu yếu nhất đó.

- Bước 7: Tổ chức đào tạo đúng khâu yếu nhất đó.

Như vậy việc tổ chức đào tạo mới đúng trọng tâm cho từng cấp quản lý cũng như từng vị trí công việc của từng thời kỳ.

Sau khi xác định khe hở năng lực thì chỉ cần tiến hành đào tạo bổ sung đúng những năng lực yếu nhất đó.

Việc phân tích này lẽ ra phải được xem xét cho từng nhân viên tại từng vị trí thì mới có thể xác định chính xác nhu cầu đào tạo. Việc này đòi hỏi cần rất nhiều thời gian và công sức vì lượng dữ liệu khổng lồ phải thu thập và phân tích. Do đó với khả năng có hạn, thời gian hẹp nên tác giả chỉ phân tích đến từng vị trí mà thôi. (Chi tiết được trình bày tại Phụ lục 9)

Trong phần trình bày tại Phụ lục 9 đã xác định được rất nhiều “khe hở năng lực” (chưa đạt được tỷ lệ năng lực 100%) cần đào tạo bổ sung. Nhưng vì nguồn lực (Ngân sách, thời gian,...) dành cho đào tạo có hạn, nên không thể đào tạo cho tất cả các năng lực có khe hở. Do vậy việc lên kế hoạch đào tạo sẽ ưu tiên cho những năng lực có mức độ quan trọng và khe hở năng lực lớn. Cụ thể những năng lực nào có mức độ quan trọng là 3 và tỷ lệ năng lực của nó nhỏ hơn 70% thì được đào tạo bổ sung những năng lực này để đáp ứng được yêu cầu vị trí.

Một là, đối với cán bộ lãnh đạo cần đào tạo bổ sung các năng lực: Quyết đoán dám

chịu trách nhiệm; tác động đến nguồn nhân lực; năng động, sáng tạo; linh hoạt.

+ Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm: là một doanh nghiệp Nhà nước, lại là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo còn e ngại trách nhiệm cá nhân, tư tưởng trách nhiệm tập thể còn tồn tại trong các quyết định làm cho việc xử lý công việc chưa thật sự nhanh chóng làm kìm hãm sự phát triển của công ty. Cần có những khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiếp cận tư duy quản lý mới, đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân, biết sử dụng quyền hạn được ủy thác để hoàn thành trách nhiệm.

Bảng 3.3: Năng lực cần đào tạo bổ sung Vị trí Năng lực Cán bộ lãnh đạo Nhân viên gián tiếp Kỹ sư kỹ thuật Công nhân kỹ thuật

I. Năng lực phát triển chiến lược tổ

chức

2. Hiểu biết bên trong và bên ngoài tổ

chức O

4. Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm O O

II. Năng lực làm việc chuyên môn

7. Lập kế hoạch O 9. Phân tích vấn đề O 10. Giải quyết vấn đề O 11. Tác động đến NNL O 13. Kiểm soát O 15. Năng động, sáng tạo O O O O III. Năng lực làm việc với người khác 18. Tiếp thu O 19. Hợp tác O 21. Làm việc nhóm O O

IV. Năng lực phát triển cá nhân

25. Cầu tiến O

26. Linh hoạt O

Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 9

Ghi chú: O: Cần đào tạo bổ sung

Các kiến thức và kỹ năng cần trang bị là:

- Hiểu biết tầm quan trọng của vị trí đang đảm nhận - Hiểu biết các mục tiêu của công ty

- Các kỹ năng ngăn ngừa sai lầm - Kỹ năng phục hồi

+ Tác động đến nguồn nhân lực: Người lãnh đạo phải biết tạo điều kiện để nhân viên mình phát huy hết năng lực, đạt được năng suất lao động cao nhất, tâm lý lao động thật thoải mái. Muốn vậy cần đào tạo cho họ kỹ năng giao việc, tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo,... Ngoài ra cần tạo môi trường làm việc thân thiện hơn để giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và cấp dưới,...

+ Năng động, sáng tạo, linh hoạt: Công ty vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo làm việc theo kinh nghiệm, lối mòn, ngại đổi mới. Vì vậy khi có những vấn đề mới phát sinh ngoài “quỹ đạo” thường gây ra những lúng túng nhất định. Biết rằng PTC4 là một DNNN, chịu sự chi phối và tác động của rất nhiều văn bản từ phía Nhà nước, EVN

nhưng không vì thế sẽ trói buộc tính linh hoạt của cán bộ lãnh đạo Công ty. Cần đào tạo cho cán bộ lãnh đạo biết cách uyển chuyển, không cứng nhắc, máy móc khi giải quyết vấn đề, đặc biệt các kiến thức về: Phân tích tài chính, đấu thầu, xét thầu,... Những quy định nào không còn phù hợp, khó thực hiện, thực hiện không hiệu quả hay không thể thực hiện nên mạnh dạn đề xuất với cấp có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi.

Hai là, đối với nhân viên gián tiếp cần bổ sung các năng lực: lập kế hoạch; phân tích vấn đề; giải quyết vấn đề; kiểm soát; năng động, sáng tạo; hợp tác; làm việc nhóm. Cần trau dồi cho nhân viên gián tiếp các kỹ năng:

+ Kiến thức về các nhu cầu của tổ chức + Kỹ năng nghiên cứu

+ Kỹ năng quan sát

+ Kỹ năng cô đọng thông tin, đánh giá, phân tích thống kê + Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm…

+ Kỹ năng kiểm soát quá trình

+ Kiến thức về vòng tròn PDCA (Plan – Do – Check – Action: Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động).

Ba là, đối với kỹ sư kỹ thuật cần tập trung đào tạo các kỹ năng: Hiểu biết bên trong

và bên ngoài tổ chức; quyết đoán, dám chịu trách nhiệm; năng động, sáng tạo; làm việc nhóm.

+ Hiểu biết bên trong và bên ngoài tổ chức: Hiện tại lực lượng kỹ sư kỹ thuật quá chú trọng vào chuyên môn kỹ thuật mà chưa quan tâm đúng mức đến các kiến thức, quy định khác mà đơn cử là Luật đấu thầu và trình tự xét thầu. Sắp tới đây để phát triển lưới điện truyền tải nhu cầu đầu tư sẽ cao, việc xét thầu mua sắm cũng như xây lắp diễn ra thường xuyên. Trong chức năng nhiệm vụ của mình đội ngũ này sẽ tham gia xét thầu về mặt kỹ thuật. Vì vậy cần trang bị nhiều hơn cho đội ngũ này kiến thức pháp luật về đấu thầu, xét thầu cũng như các quy định của công ty trong lĩnh vực này.

+ Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm: Trong quản lý vận hành lưới điện có những trường hợp đòi hỏi người quản lý vận hành phải thao tác ngay, xử lý tình huống tức thì để tránh xảy ra sự cố mất điện trên diện rộng. Trong trường hợp này rất cần tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ này. Cần đào tạo cho nhân viên hiểu rõ:

- Trách nhiệm của mình - Quyền hạn của mình

- Tầm quan trọng của vị trí đang đảm nhận Cùng các kỹ năng:

- Kỹ năng báo cáo.

- Kỹ năng phục hồi, ngăn ngừa sai lầm,...

+ Năng động, sáng tạo: Công ty khuyến khích đội ngũ này nâng cao nhận thức sáng tạo, phát huy sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động SXKD.

+ Làm việc nhóm: Đào tạo kỹ năng làm việc nhóm nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của hình thức làm việc này. Đặc biệt trong bối cảnh ngành truyền tải luôn có quy định làm việc nhóm trong nhiều trường hợp như: xét thầu, thẩm tra quyết toán, thao tác an toàn trên thiết bị điện… Theo đó, cần trang bị cho kỹ sư kỹ thuật:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng trình bày ý tưởng - Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng chất vấn - Kỹ năng thuyết phục - Kỹ năng tôn trọng - Kỹ năng trợ giúp - Kỹ năng sẻ chia - Kỹ năng chung sức

Bốn là, đối với công nhân kỹ thuật cần bổ sung các năng lực: năng động, sáng tạo; tiếp thu; cầu tiến… Theo đó, cần trang bị cho công nhân kỹ thuật:

+ Các kiến thức bổ sung chuyên môn, vi tính. + Kỹ năng phục hồi, ngăn ngừa sai lầm. + Kỹ năng quan sát.

+ Khả năng phát hiện nguyên nhân chính của hành vi con người,...

(2) Xác định hình thức đào tạo

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo cũng như lĩnh vực đào tạo, PTC4 sẽ xác định thời gian đào tạo, nội dung, hình thức đào tạo thích hợp. Hoạt động truyền tải điện năng có đặc điểm phần lớn lao động làm việc theo ca kíp nên chương trình đào tạo phải đảm bảo không trở ngại đối với hoạt động SXKD.

Một là, đào tạo tại chỗ là phương pháp tiếp cận hữu hiệu giúp kết hợp được kiến

thức sách vở với thực tế hiện trường, vận dụng những điều đã học vào thực tế vận hành thiết bị, quy trình công tác chuyên môn tại cơ sở. Các bước tiến hành:

- Đào tạo một đội ngũ cán bộ đầu đàn năng động, nhạy bén, có kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thực tế quản lý và vận hành, có khả năng truyền đạt hướng dẫn để kèm cặp các công nhân mới, thực hiện tốt các yêu cầu của việc đào tạo tại chỗ;

- Đưa một số chương trình đào tạo chuẩn đã hợp tác xây dựng với các cơ sở đào tạo về thí điểm tại một số đơn vị để chọn ra một số chương trình phù hợp đưa vào phục vụ cho công tác đào tạo tại chỗ;

- Quy định thêm quyền và trách nhiệm của Bộ phận đào tạo Công ty, đầu tư xây dựng bộ phận đào tạo đơn vị, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh từng đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo.

Hai là, cần liên hệ với một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước có trang bị cơ sở

vật chất hiện đại, có năng lực đào tạo các chuyên ngành điện lực, quản trị kinh doanh để đào tạo theo đơn đặt hàng của Công ty.

- Công ty cần có sự hợp tác giữa các Trường, Trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành điện để tận dụng được thế mạnh của nhau, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Liên kết, đề xuất với các trường thực hiện nhiều hình thức đào tạo đa dạng để thu hút nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là những cán bộ đã có tuổi, như: Đào tạo ngắn hạn ngay tại doanh nghiệp, báo cáo chuyên đề, hội thảo,...

- Sắp tới đây Việt Nam sẽ có Nhà máy điện hạt nhân, do đó cần làm việc với các cấp, các ngành và trường sớm xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo về điện hạt nhân. Đây là lĩnh vực mới, rất cần thiết có sự hợp tác về đào tạo với các nước có trình độ công nghệ điện hạt nhân hàng đầu trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản,...

(3) Tổ chức đánh giá sau đào tạo

Việc đánh giá các khóa học, các hoạt động đào tạo hoặc toàn bộ chương trình đào tạo là cần thiết. Nhờ các hoạt động này ta có thể kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo thông qua các phương pháp cụ thể:

- Phương pháp trắc nhiệm.

- Phương pháp đánh giá rút kinh nghiệm. - Phương pháp đánh giá bằng giá trị:

+ Tính kinh phí đào tạo K đã bỏ ra. Hiệu quả P mang lại. + Thời gian T thu hồi kinh phí đào tạo là: T = K/P.

+ Tỷ trọng k1 của đào tạo trong tổng giá thành truyền tải Z là: k1 = K/Z. + Tỷ trọng k2 của đào tạo trong tổng quỹ tiền lương V là: k2 = K/V.

- Học viên tự đánh giá: Mẫu đánh giá có thể được sử dụng cho việc đánh giá vào giữa và cuối khóa học.

- Nơi đào tạo bên ngoài có tổng kết từng khóa học và chung cho cả chương trình đào tạo bồi dưỡng gửi Bộ phận đào tạo Công ty. Bộ phận đào tạo Công ty hoàn chỉnh báo cáo tổng thể về chương trình phát triển NNL để báo cáo lên lãnh đạo PTC4.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015.pdf (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)