Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf (Trang 51 - 53)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.3.5- Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo

Theo Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo hình thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rõ, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chỉ là một bộ phận trong khái niệm “Nợ nước ngoài của quốc gia” nêu trên.

Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế (Giai đoạn 2005-2010).

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP (tỷ USD) 51.1 58.6 68.3 86.9 95.3 104.6 Tổng số dư nợ nước ngoài

quốc gia so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngoài khu vực

công so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1 Tổng nợ nước ngoài quốc

gia (Tỷ USD) 16.45 18.39 22.19 25.90 37.17 44.14 Nợ nước ngoài khu vực

công (tỷ USD) 14.20 15.64 19.25 21.82 27.93 32.53 Nợ nước ngoài của các tổ

chức không được bảo lãnh

(tỷ USD) 2.25 2.75 2.94 4.09 9.25 11.60

Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán.

Bảng 2.14 : Tốc độ tăng nợ nước ngoài của quốc gia, khu vực công và không được bảo lãnh, giai đoạn 2006-2010 .

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Trung bình

(%) Tổng nợ nước ngoài quốc

gia 12% 21% 17% 44% 19% 22%

Nợ nước ngoài khu vực công 10% 23% 13% 28% 16% 18% Nợ nước ngoài của các tổ

chức không được bảo lãnh 23% 7% 39% 126% 26% 44%

Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán.

Theo công bố của Bộ Tài chính tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP tại thời điểm 31/12/2010 là 42,2% và nợ nước ngoài của khu vực công là 32,5 tỷ USD ( Chỉ bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh). Như vậy, nếu so sánh với GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố là khoảng 104,6 tỷ USD, thì tổng nợ nước ngoài của quốc gia tính đến 31/12/2010 vào khoảng 44,1 tỷ USD. Phần nợ của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước vay theo hình thức tự vay tự trả (Nợ nước ngoài của các tổ chức không được bảo lãnh) là 11,6 tỷ USD, con số này thật là một số bí ẩn đầy rủi ro. Bởi vì, trước tình trạng một số doanh nghiệp, thậm chí cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ thì Chính phủ phải trả nợ bằng tiền thuế của dân hoặc từ nguồn từ bán tài sản quốc gia (nguồn thu từ khai thác tài nguyên).

Qua số liệu tính toán từ bảng 2.13 và 2.14, ta thấy nợ nước ngoài không được bảo lãnh đã tăng rất nhanh những năm gần đây ( Năm 2008 là 4.09 tỷ USD; năm 2009 là 9.25 tỷ USD , đến 2010 đã tăng lên 11,6 tỷ và hiện nay cũng đang tiếp tục tăng). Đây là những khoản nợ mà Chính phủ không nắm được rồi cuối cùng khoản vay đó lại sử dụng không hiệu quả, dẫn tới vỡ nợ thì quy luật tài chính nó như bình thông nhau, khi một lĩnh vực đã bị khủng hoảng thì sẽ tác động đến nhau theo hiệu ứng domino, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tòan bộ nền kinh tế.

Trong những năm gần đây nợ nước ngoài quốc gia có xu hướng tăng khá nhanh do thời gian qua có nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai với các khoản vay lớn từ nước ngoài. Đồng thời, vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả cũng có xu hướng tăng nhanh, nhất là nợ ngắn hạn. Mặc dù, các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước vay theo nguyên tắc “tự vay, tự trả” phần lớn là vay thương mại lãi suất cao không được chính phủ bảo lãnh nhưng nhà nước không thể hay khó lòng về mặt chính trị xóa trách nhiệm đối với nợ của các doanh nghiệp do chính Chính phủ dựng lên. Vì nợ công là thước đo hành xử về chính sách của nhà nước.

Theo nhận định của GS. Trần Ngọc Thơ, nguyên tắc “ tư vay, tự trả” nghe thì hợp lý nhưng thật sự không ổn, do người vay và người trả có thể là hai chủ thể khác nhau. Bởi vì, “tự vay” là lãnh đạo doanh nghiệp (không có tài sản thế chấp) sẽ thực hiện nhiều phi vụ kinh doanh, nếu thắng lãnh đạo DNNN vừa được lợi vừa có thành tích để thăng tiến, nếu khi làm ăn thua lỗ, không hiệu quả thì Chính phủ tiếp tục trả nợ, “tự trả” từ tiền thuế của dân. Vì vậy, từ nguyên tắc “tự vay, tự trả”, ở một số trường hợp đã trở thành “tự vay, người khác trả”. Các cơ quan chức năng luôn tự tin khẳng định con số nợ nước ngoài và nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn. Nhưng quan điểm này có thể bị lung lay trong trường hợp liên tục diễn ra các kịch bản chuyển dịch rủi ro theo hướng “tự vay, người khác trả”.

Trong bối cảnh nhu cầu vốn chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng nguồn lực nội tại chưa đáp ứng thì việc huy động nguồn lực thông qua vay nợ từ bên ngoài là cần thiết. Trong giai đoạn tập trung đầu tư, việc gia tăng chỉ số nợ nước ngoài là không thể tránh khỏi. Việc cân đối giữa vay nợ với đảm bảo an ninh tài chính và cân đối vĩ mô luôn là một yêu cầu hàng đầu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)