Hướng đến cân đối tiết kiệm-đầu tư

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf (Trang 75 - 77)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

4.2- Hướng đến cân đối tiết kiệm-đầu tư

Thu ngân sách không bù trừ được chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước thì tốc độ vay nợ sẽ tăng. Như vậy, để giảm áp lực vay nợ nước ngoài thì giải pháp tốt nhất đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước, giảm chi tiêu dùng của nhà nước. Theo tác giả cải thiện hiệu quả đầu tư được xem là giải pháp quan trọng để góp phần cải thiện sự chênh lệch giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư, và nên tập trung vào khu vực đầu tư vốn nhà nước, vì đây là khu vực có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao không chỉ ở hiện tại mà còn duy trì tỷ lệ cao trong nhiều năm tới, nhưng hiệu quả

kinh tế rất thấp. Để cải thiện hiệu quả đầu tư khu vực công cần chú ý đến những vấn đề sau:

 Đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; bãi bỏ các đặc quyền và độc quyền có thể tạo ra sức ỳ và mang lại lợi ích cục bộ cho doanh nghiệp nhà nước; thiết lập thể chế thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

 Cần phải giám sát chặt chẽ công tác tổ chức đấu thầu đầu tư và xây dựng, đấu thầu chọn tư vấn, thiết kế,.. kể cả đấu thầu mua sắm, đảm bảo công khai minh bạch, công bằng đúng pháp luật và quy luật cạnh tranh, từ đó mới giảm được chi phí đầu tư. Bởi vì, thực trạng đấu thầu hiện nay phần lớn mang hình thức, không đảm bảo tính cạnh tranh, đây là mãnh đất màu mỡ cho tham nhũng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư khu vực nhà nước. Đây là việc cần làm từ trước khi quyết định đầu tư tới lúc chọn dự án, thực hiện và giám sát, duy trì hiệu quả của dự án đầu tư.

 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư công, quản lý nợ công ;

 Cần thiết cải thiện việc phối hợp giữa trung ương và địa phương. Các địa phương cần ngồi lại với nhau và dùng phương pháp tiếp cận ở quy mô vùng để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư nhằm tránh chồng chéo và lãng phí;

Tiết kiệm khu vực tư nhân là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. Để khuyến khích tiết kiệm khu vực tư nhân nên hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế. Với sự điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân và ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chính phủ có khuyến khích gia tăng tiết kiệm nhiều hơn đối với khu vực tư.

Bên cạnh những biện pháp kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, kêu gọi sự tiết kiệm của người dân, của doanh nghiệp để giảm sự thâm hụt ngân sách, Chính phủ cũng cần hướng đến các biện pháp tăng thu ngân sách. Trong đó:

hiệu quả thu, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt thuế bất động sản, thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế ;

 Hoàn thiện các hình thức thu từ hoạt động kinh tế và hoạt động khác trong nước vào NSNN bao gồm: thu từ hoạt động góp vốn của NSNN vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu từ nguồn tài sản công ;

Như vậy, nếu thực hiện tốt những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhất là khu vực nhà nước và cải thiện các nguồn thu sẽ góp phần cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, giảm vay nợ nước ngoài, tạo tiền để tăng trưởng kinh tế bền vững, không tạo gánh nặng nợ công cho quốc gia.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf (Trang 75 - 77)