1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
3.2.5. Hạn chế của mô hình định lượng
Mẫu quan sát tương đối nhỏ (25 quan sát, theo số liệu năm 1986-2010), nếu số liệu của Việt Nam được phản ảnh theo quý, thì số mẫu quan sát nhiều hơn và kết quả đo lường kinh tế lượng sẽ chuẩn xác hơn, lúc đó chúng ta có thể sử dụng phương pháp đồng liên kết của Johansen và Juselius (1990) để so sánh kết quả với phương pháp đã thực hiện, nhằm đạt độ tin cậy cao hơn từ mô hình
Do thống kê tài chính trong nước không đầy đủ và rất kho tiếp cận nên nghiên cứu sử dụng số liệu từ các tổ chức tài chính quốc tế nên có thể sẽ có một số điểm khác biệt với các số liệu báo cáo trong nước, điều này có thể do phương pháp và cách phân bổ khác nhau.
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, nợ nước ngoài đã đóng góp nhất định đến công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Dòng nợ nước ngoài góp phần lấp vào lỗ hổng thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư; thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Đây là nguồn vốn đầu tư ổn định để Chính phủ thực hiện thành công các chương trình đầu tư công, chương trình phát triển kinh tế xã hội theo các mục tiêu hoạch định. Việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả cần phải được nhìn nhận và đánh giá qua tính ổn định nợ công, khả năng trả nợ trong tương lai, tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu quản lý và thông lệ quốc tế, từ đó hướng tới hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách trong vay và quản lý nợ nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí vay nợ trong khuôn khổ trung và dài hạn, kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây