Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.3. Giới thiệu về phƣơng pháp hấp phụ
1.3.3.2. Sự hấp phụ các chất điện ly
Bản chất của chất hấp phụ có ý nghĩa quyết định trong sự hấp phụ các ion. Các ion của chất điện li chỉ bị hấp phụ trên các bề mặt cấu tạo từ những phân tử phân cực hay ion. Vì vậy, sự hấp phụ ion còn đƣợc gọi là sự hấp phụ phân cực.
Trên bề mặt của chất hấp phụ có một điện tích xác định và nó chỉ có thể hấp phụ các ion tích điện trái dấu với nó. Các ion tích điện cùng dấu với bề mặt chất hấp
SV: Trần Thị Bảo Quỳnh Trang 13 phụ sẽ không bị hấp phụ nhƣng do tƣơng tác tĩnh điện chũng sẽ nằm cạnh các ion bị hấp phụ và tạo nên lớp điện tích kép.
Đối với các ion cùng hóa trị thì ion nào có bán kính càng lớn thì khả năng bị hấp phụ càng cao. Vì các ion có bán kính lớn thì có tính phân cực lớn nên dễ bị hút gần bề mặt bởi các ion hay phân tử khác. Ngoài ra, bán kính ion càng lớn thì khả năng bị hyđrat hóa càng kém nên tƣơng tác tĩnh điện giữa ion với bề mặt hấp phụ mạnh (lớp vỏ hyđrat ngăn cản tƣơng tác tĩnh điện).
Cụ thể khả năng bị hấp phụ tăng lên theo thứ tự sau: Li+ < Na+ < K+ < Rb+ < Cs+
Mg2+ < Ca2+ < Sr2+ < Ba2+ Cl- < Br- < NO3- < I- < SCN-
Đối với các dung dịch có chứa các ion có hóa trị khác nhau thì điện tích của ion đóng vai trò quan trọng nhất. Ion nào có hóa trị càng cao thì nó bị hấp phụ càng mạnh.