6. Kết cấu nội dung
2.2.1 Kết quả đạt được
Số liệu thuê bao trên toàn mạng đến 31/12/2008 là 5.050.276 thuê bao. Ước tính số thuê bao toàn mạng theo công văn số 2275/BTTTT-VT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 16/07/2008, bao gồm số thuê bao đang hoạt động 2 chiều, số thuê bao khóa 01 chiều và số thuê bao khóa 2 chiều trong vòng 2 tháng.Trong đó tỉ lệ thuê bao trả trước chiếm khoảng 95% và thuê bao trả sau chiếm khoảng 5%.
(Nguồn: thông tin nội bộ S-Telecom)
26 166 320 1,510 4,805 5,050 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Số thuê bao (Đvt: 1.000 tb)
Biểu đồ 2.1: Tốc độ phát triển thuê bao qua các năm của S-Fone.
Tổng số thuê bao phát sinh cước ước tính trong tháng 12/2008: 2.100.000 thuê bao. Thuê bao phát sinh cước trong tháng 12 ước tính tăng so với trung bình hàng tháng là: 11% - 19%.
Doanh thu trung bình trên một thuê bao tính trung bình cả năm 2008 (tổng doanh thu chia cho thuê bao phát sinh cước trung bình năm chia 12 tháng) : 66.755 đồng/thuê bao/ tháng tính chung cho thuê bao trả sau và trả trước. Doanh thu trung bình một thuê bao trả sau theo cách tính trên là khoảng: 397.750 đồng/thuê bao/ tháng. Doanh thu trung bình một thuê bao trả trước theo cách tính trên là khoảng: 60.000 đồng/thuê bao/ tháng.
2.2.1.2Đầu tư và phát tiển về mạng lưới phục vụ:
S-Telecom chính thức triển khai dịch vụ vào ngày 01/7/2003, là dự án viễn thông di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiênở Việt Nam. Công tác đầu tưvào hệ thống tính đến 31/12/2008 được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
- Trong giai đoạn 2001-2005: S-Telecom đầu tư khoảng 1.714 tỉ VNĐ trong đó có 1.269 tỉ VNĐvào mạng lưới, phát triển được 316 trạm trong đó có 190 BTS, phủ sóng được39/64 tỉnh thành.
- Giai đoạn 2005-2006: S-Telecom đã đẩy mạnh tiến độ đầu tư hoàn tất vùng phủ sóng trên toàn quốc vào cuối năm 2006 với 3 MSC và 890 trạm BTS, repeater. Vốn đầu tư cho hệ thống tích lũy tính đến cuối năm 2006 khoảng 2.375 tỉ VNĐtrong tổng vốn đầu tư tích lũy là 2.966 tỉ VNĐ
- Năm 2007-2008: S-Telecom đầu tư thêm khoảng 986 tỉ VNĐ trong đó 670 tỉ VNĐphục vụ cho việc nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng (đầu tư thêm 1 MSC, 208 trạmBTS và 47 Repeater).
Tính đến nay, tổng vốn đầu tư vào hệ thống khoảng trên 3.045 tỉ VNĐ. Dự kiến sẽ triển khai đầu tư với trị giá 2.1 triệu USD vào thời gian tới.
Hiện tại hệ thống có thể phục vụ cùng lúc khoảng 2,8 triệu thuê bao và tổng vốn đầu tư tính đến cuối năm 2008 (bao gồm chi phí đầu tư và chi phí khai thác) là trên 3.952 tỉ VNĐ. Suất đầu tư bình quân/ thuê bao khoảng: 1,4 triệu đồng/ thuê bao.
Với cơ sở hạ tầng như trên, hiện nay, mạng thông tin di động S-Foneđã phủ sóng toàn quốc với tổng số1.200 trạm thu tiếp sóng quốc tế. Với số trạm thu phát sóng trên, S-Fone nâng cao khả năng phục vụ tốt cho khách hàng thông qua việc đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải mạng, rớt cuộc gọi. Đồng thời, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn mà trước đây chưa thể phục vụ tốt do năng lực hạn chế của cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ của S-Fone được phân phối bởi các nhà phân phối và hệ thống phân phối của S-Fone. Bao gồm:
Cửa hàng trực tiếp của S-Fone (CSC): thực hiện công tác bán hàng và bảo hành liên quan đến sản phẩm của S-Fone. Các cửa hàng này do S-Fone trực tiếp thiết lập và điều hành các công tác kinh doanh-tiếp thị.
Cửa hàng độc quyền của S-Fone (SES): chỉ bán các sản phẩm của S-Fone, do các công ty, tổ chức bên ngoài điều hành kinh doanh. Hàng tháng S-Fone sẽ có các khoản hỗ trợ kinh doanh cũng như một số chính sách bán hàng ưu đãi.
Đại lý không độc quyền, có thu cước cho S-Fone (VAB): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau. Các cửa hàng này thực hiện công tác thu cước cho S- Fone. Các chủ thể kinh doanh sẽ nhận được khoản hỗ trợ hàng tháng của S-Fone.
Đại lý bán hàng bình thường (VAA): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau trong đó có sản phẩm của S-Fone.
Các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của S-Fone sẽ đượctài trợ trong việc thiết kế và thi công toàn bộ hoặc một số hạng mục trong cửa hàng để phục vụ công tác kinh doanh tùy theo loại hình cửa hàng. Số lượng cụ thể của các cửa hàng như sau:
Bảng 2.1: Số trung tâm dịch vụ khách hàng, nhà phân phối và đại lý tích lũy đến 31/12/2008.
(Nguồn: Thông tin nội bộ của S-Telecom)
Chỉ tiêu CSC SES VAB VAA Tổng cộng
Khu vực Miền Bắc 4 142 203 183 532
Khu vực Miền Nam 9 180 295 216 700
Khu vực Miền Trung 5 104 172 115 396 Khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long
3 81 92 56 232
Đến nay, số lượng trên không thay đổi nhiều.
2.2.1.3 Phát triển thương hiệu:
Quá trình phát triển thương hiệu của SFone gắn liền với những thành tựu đạt được của SFone trong suốt thời gian qua:
- Với ý nghĩa tích cực góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường di động Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền, kích thích sự phát triển chung, và quan trọng nhất làđem lại cho khách hàng một sự lựa chọn hoàn toàn mới, sự ra đời của mạng S-Fone được bình chọn là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông nổi bật của Việt Nam trong năm 2003.
- Trong cuộc bình chọn Thương hiệu uy tín chất lượng qua mạng thương hiệu Việt năm 2004, S-Fone đãđoạt Cúp vàng thương hiệu năm 2004.
- Trong cuộc bình chọn "Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005" do tạp chí e-CHIP mobile thực hiện trên toàn quốc, S-Fone đã vượt qua các mạng di động khác và được đánh giá là “Mạng di động chiếm được sự hài lòng nhất năm 2005”.
- Trong cuộc bình chọn thương hiệu uy tín chất lượng qua mạng thương hiệu Việt năm 2006, S-Fone đãđoạt cúp vàng thương hiệu năm 2006.
- Tại cuộc bình chọn 10 sự kiệncông nghệ thông tin truyền thôngnổi bật nhất trong năm 2006 do Tạp chí PC World tổ chức, S-Fone đã vinh dự được bình chọn với sự kiện: S-Fone–Mạng di động đầu tiên triển khai truyền hình trên di động. Đồng thời, nỗlực này của S-Fone cũng góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới khai thác dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động (đây là 1 trong 10 sự kiệncông nghệ thông tin truyền thôngnổi bật năm 2006 do Bộ bưu chính viễn thôngbình chọn).
- Ngày 9/9/2007, S-Fone được nhận “Cúp vàng chất lượng hội nhập” cho nhóm dịch vụ cao cấp công nghê 3G Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.
- Trong năm 2007, S-Fone tiếp tục nhận được giải “Đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Internet được ưa chuộng nhất trong năm 2007” do độc giả của e-Chip bình chọn.
- Tiếp nối thành công trên thị trường thông tin di động, năm 2008 S-Fone nhận giải “Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài gòn tiếpthị tổ chức.
- Bước qua năm 2009, S-Fone đã vinh dự được công nhận là một trong 50 đơn vị đạt danh hiệu “50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam 2008” do chính người tiêu dùng Việt Nam bình chọn thông qua khảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và công ty AC Nielsen, công ty nghiên cứuthị trường hàng đầu thế giới thực hiện.
2.2.1.4 Thực trạngcông tác hoạch định chiến lược:
Sớm nhận thấy được vai trò của công táchoạch địnhchiến lược trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, nên ngay từ khi mới thành lập trong tổ chức của S-Telecom đã hình thành khối chiến lược và hỗ trợvới 2 phòng ban là phòng chiến lược, và phòng hành chánh nhân sự. Thế nhưng, thời gian qua bộ phận này vẫn chưa thể hiện được chức năng và vai trò của mình. Công tác hoạch định chiến lược vẫn chưa được vận dụng một cách đúng đắn và nghiêm túc đểcó thể hoạch định cho trung tâm những chiến lược riêng phù hợp trong quá trình phát triển, mà bị cuốn theo xu hướng thị trường được tạo nên bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh. Các chiến lược kinh doanh của S-Telecom trong thời gian qua chưa thực sự phát huy được thế mạnh của trung tâm và phù hợp với thị trường. Do đó S-Telecom cần xem xét lại vấn đề này để có thể ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao công tác hoạch định chiến lược của trung tâm.
2.2.1.5 Kết quả kinh doanh:a. Doanh thu/ lợi nhuận: a. Doanh thu/ lợi nhuận:
Tổng doanh thu của S-Telecom bao gồm doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, doanh thu từ các đối tác (là nhà khai thác mạng, hỗ trợ của nhà cung cấp handset) và doanh thu bán Sim. Tổng doanh thu được tính đã trừ các khoản khuyến mãi, giảm giá.
Doanh thu của S-Telecom tăng trưởng cùng xu hướng phát triển của thuê bao. Doanh thu của S-Telecom đạt được trong những năm đầu triển khai dịch vụ khá thấp. Từ năm 2004 trở đi doanh thu tăng trưởng khá tốt. Tổng doanh thu của S- Telecom từ khi triển khai ước tính đến cuối năm 2008khoảng 3.558 tỉ VND.
Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuậnhoạt động qua các năm của S-Telecom Đvt: Tỉ đồng Hạngmục Năm2003 - 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Doanh thu 792 724 952 1.090 3.558 Lợi nhuận -451 445 837 961 1.792
(Nguồn: thông tin nội bộ S-Telecom)
Tuy nhiên nếu nhận xét trên chỉ tiêu doanh thu dịch vụ bình quân của một thuê bao (ARPU) thì lại sụt giảm do nhiều nguyên nhân:
Để thu hút thuê bao chiếm thị phần, các nhà khai thác mạng đã tung ra các chương trình khuyến mãi cho thuê bao mới.
Cạnh tranh giảm cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ làm cho doanh thu dịch vụ ngày càng giảm dẫn đến doanh thu bình quân của một thuê bao giảm.
b. Tổng tiền nộp ngân sách nhà nước:
Tổng tiền S-Telecom nộp cho ngân sách Nhà nước bao gồm: thuế, phí kho số, phí tần số. Tính từ thời điểm triển khai dịch vụ đến nay tổng tiền nộp ngân sách Nhà Nước của S-Telecom khoảng286,2 tỉ VNĐ trong đó phí tần số chiếm tỉ trọng cao nhất 84% (tương đương 96 tỉ VNĐ).
Bảng 2.3: Tổng số tiền S-Telecom nộp ngân sách nhà nước qua các năm. Đvt: Tỉ đồng Hạng mục Năm2003 - 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Tổng nộp ngân sách nhà nước 84,5 83,9 80,7 36,9 286
(Nguồn: Thông tin nội bộ S-Telecom)
c. Các dịch vụ đã vàđang cung cấp:
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài các dịch vụ cơ bản như thoại và tin nhắn, S-Fone đã và đang cung cấp rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Cụ thể bao gồm dịch vụ eXcite trên nền Brew, tổng hợp dịch vụ 9x99, Mobile internet, chuyển vùng quốc tế, giữ cuộc gọi,nhắn tin, Web sms chat, nhắn tin dài (LMS), tin nhắn quốc tế, dịch vụ tiện tích, thông tin theo yêu cầu. Đồng thời, S-Fone cũng cung cấp các dịch vụ giải trí như: truyền hình & phim, nhạc, nhạc chờ, nhạc chuông, karaoke, hìnhảnh, game.
- Tin nhắn trong nước và quốc tế:Dịch vụ này cho phép thuê bao soạn, gửi và nhận tin nhắn trong nước vànước ngoài một cách thuận tiện và nhanh chóng. - Web SMS: là dịch vụ nhắn tin từ trang Web đến điện thoại di động với nhiều
tiện ích cho khách hàng. Lợi ích của dịch vụ là thuê bao có thể nhắn tin cho thuê bao của tất cả các mạng khác nhau: S-Telecom, Vinaphone, Mobiphone, Viettel… nhắn tin trong nước vàngoài nước. Giá cước của dịch vụ Web SMS thấp hơn nhiều so với dịch vụ nhắn tin SMS từ di động. Thuê bao S-Telecom được miễn phí 10 tin nhắn mỗi ngày khi gởi tin nhắn nội mạng từ Web.
- Web SMS chat: cho phép thuê bao S-Telecom có thể gửi và nhận tin nhắn (Chat) từ máy di động của mình với người sử dụng trình duyệt Web. Lợi ích của dịch vụ là cung cấp cho thuê bao S-Telecom một hình thức trao đổi thông
tin thông qua SMS với người dùng web. Thuê bao S-Telecom có thể đưa tài khoản cho người thân hay họ hàng đểgửi và nhận tin nhắn. Điều này đem lại lợi ích cho khách hàng, đồng thời kích thích được việc sử dụng tin nhắn, phù hợp với xu hướng Internet hóa hiện nay.
- Hộp thư thoại:Tin nhắn thoại sẽ được giữ lại trong hộp thư thoại. Người chủ hộp thư thoại có thể nghe lạitin nhắn, cũng như có thể được thông báo về các cuộc gọi nhỡ trong trường hợp tắt máy, bận máy,...
- Nhạc chờ(colorRing): ColorRing là dịch vụ trang bị thêm “màu sắc” cho âm thanh kết nối thông thoại trên máy di động, là dịch vụ mà khi có ai đó gọivào máy di động của thuê bao, thuê bao gọi sẽ được nghe những giai điệu nhạc vui tươi thay cho những âm tín hiệu đơn điệu nhàm chán. Những giai điệu đó có thể là: nhạc trẻ đang thịnh hành, nhạc pop, nhạc cổ điển và ngay cả các hiệu ứng âm thanh. Với các chức năng của ColorRing, thuê bao có thể tạo các nhóm người nghe khác nhau với những bài hát khác nhau. Thuê bao cũng có thể thiết lập từng bài hát cho những khoảng thời gian trong ngày, hoặc thuê bao có thể cài đặt theo từng số điện thoại, theo chế độ ngẫunhiên, ...
- Dịch vụ giữ cuộc gọi (Call keeper): giúp thuê bao luôn biết được những cuộc gọi đến cho dù máy của thuê bao bận, hết pin hay ngoài vùng phủ sóng. Hệ thống Call Keeper của S-Telecom sẽ lưu lại toàn bộ những cuộc gọi khi thuê bao đang ở trong trạng thái không liên lạc được. Khi bật máy, thuê bao sẽ nhận được bản tin SMS thông báo từ hệ thống Call Keeper một cách tự động. Ngoài ra, thuê bao có thể tra cứu những cuộc gọi nhỡ bằng cách gọi vào hệ thốngcủa S-Telecom hoặc truy cập vào trang Web Portal của S-Telecom. Đối với những điện thoại hỗ trợ WAP, thuê bao có thể biết được những thông tin này khi truy cập WAP.
- Nhóm dịch vụ5U: Bao gồm 5 dịch vụ là ColorRing, Call Keeper, Voice mail, Web SMS, Web SMS chat
Mobile Internet là dịch vụ cho phép máy vi tính (laptop, desktop) truy cập internet thông qua việc sử dụng điện thoại di động làm modem.
Với máy tính cá nhân (Laptop, Desktop…), một chiếc điện thoại di động công nghệ CDMA (S-Telecom) và cáp kết nối tương thích khách hàng có thể kết nối internet ở bất cứ nơi đâu.
Các loại máy điện thoại di động do S-Telecom cung cấp nếu có cable tương thích và có chương trình điều khiển (driver) thích hợp đều có thể kết nối với PC và sử dụng dịch vụ Mobile Internet.
- Dịch vụinformation on demand (IOD): Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu là dịch vụ cho phép khách hàng gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ để tra cứu thông tin cần thiết, tham gia các trò chơi bình chọn, dự đoán trúng thưởng… Đây là dịch vụ S-Telecom hợp tác với các nhà cung cấp nội dung trên thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay. Tính đến nay S-Telecom đã hợp tác được với39 nhà cung cấp.
2.2.2 Đánh giá:
2.2.2.1 Mặt làm được:
- Là đại diện của công nghệ viễn thông kỹ thuật cao CDMA, S-Fone luôn mang lại cho khách hàng những trải nghiệm về công nghệ và chất lượng nổi