Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom.pdf (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu nội dung

2.2.2.3 Nguyên nhân tồn tại

- Mặc dù là nhà khai thác di động dựa trên công nghệ cao, có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ các nhà di động khác đang khai thác, nhưng thời gian qua SFone đã chưa tạo được điểm nổi bật của riêng mình màđã bị cuốn theo xu hướng phát triển thuê bao và giảm giá cước của thị trường được tạo nên bởi các đại gia khai thác di động theo công nghệ GSM.

- Được ra đời từ sự hợp tác giữa SPT và SKTelecom (các đối tác Hàn Quốc), nên hoạt động kinh doanh của trung tâm bị chi phối bởi SKTelecom vốn khác biệt về văn hóa cũng như môi trường kinh doanh so với thị trường Việt Nam. Thị trường Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào thuê bao trả sau, nên khi mới tung dịch vụ ra thị trường, SFone cũng kì vọng phát triển thuê bao trả sau, các máy điện thoại di động của SFone chủ yếu ở dạng tích hợp số, không có Sim. Trong khi đó thị trường Việt Nam có đến khoảng 95% là thuê bao trả trước, việc thay đổi mẫu máy và số điện thoại để hưởng các chế độ khuyến mãi phát triển thuê bao mới liên tục xảy ra. Do đó S-Fone đã tạo ra nhiều phiền phức cho chính khách hàng trong quá trình thay đổi mẫu máy cũng như thay đổi số thuê bao.

- Về vùng phủ sóng: mặc dù là đã phủ sóng 65/65 tỉnh thành, nhưng ngoài các thành phố lớn là phủ sóng 100% diện tích dân cư, tại các tỉnh thành khác S- Fone chỉ phủ sóng tại các thành phố thuộc tỉnh và thị xã, chưa phủ sóng đến các vùng nông thôn, nên đã hạn chế trong việc phát triển thuê bao tại các vùng trên và thuê bao sống tại cácthành phố có nhu cầu di chuyển nhiều.

- Mãi chạy theo xu hướng giảm cước, khuyến mãi để phát triển khách hàng mới như các nhà khai thác khác mà quên điểm ưu thế nổi bậc của mình là mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích chất lượng cao trên nền công nghệ mới. Trong khi đó các nhà khai thác mạng khác bao gồm Vinaphone, Mobiphone đã cung cấp dịch vụ lâu năm trên thị trường nên đã thu hồi vốn, Viettel vốn có rất nhiều ưu thế so với SFone về truyền dẫn, nhà trạm và các khoản mục khác.

TÓM LẠI:

Việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của S-Telecom từ năm 2006 đến nay bao gồm các nội dung về sự ra đời, ngành nghề kinh doanh và bộ máy tổ chức của S-Telecom; phát triển thuê bao;đầu tư và phát triển mạng lưới; phát triển thương hiệu; phân tích về doanh thu lợi nhuận và tổng tiền nộp ngân sách nhà nước;tổng hợpcác dịch vụcung cấp đãlàm cơ sở để đánh

giá các mặt làm được của S-Telecom trong thời gian qua, đồng thời xác định các tồn tại và nguyên nhân của tồn tại cần khắc phục. Từ đó làm tiền đề cho việc phân tích và xây dựng chiến lược khả thi, giải pháp phù hợp trong chương tiếp theo là “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA S Telecom từ năm 2010 đến năm 2014”.

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN

THOẠI DI ĐỘNG CDMA S-TELECOM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom.pdf (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)